Sunday, April 26, 2009

Đại Lễ Phật Đản Chùa Từ Hiếu: TT Nguyên Tâm Thuyết Giảng

Đại Lễ Phật Đản Chùa Từ Hiếu: TT Nguyên Tâm Thuyết Giảng Việt Báo Thứ Ba, 5/15/2007, 12:02:00 AM

Đông đảo quý Thầy chứng minh buổi đại lễ Phật đản ở chùa Từ Hiếu Gardena.Ảnh: Nguyễn Hiền
SOUTH BAY (Los Angeles) . - Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2551 vừa được tổ chức trọng thể hôm Chủ Nhật tại chùa Từ Hiếu (thành phố Gardena), dưới sự chứng minh của các Hòa Thượng Thích Huyền Dung, HT Thích Hạnh Đạo, HT Thích Phước Thuận, HT Minh Nguyện, HT Thích Hạnh Hải, Ni sư Thích Nữ Như Ngọc.

Ngoài ra, còn có các Thượng Tọa Thích Tánh Minh (viện chủ chùa Từ Hiếu), TT Thích Như Minh, TT Thích Tâm Thành, TT Thích Nguyên Tâm, TT Thích Không Quang, Đại Đức Thích Chúc Tánh cùng đông đảo Sư Cô thuộc nhiều Chùa và Tịnh Xá, cùng hơn 100 Phật tử địa phương và Quận Cam.

Trong đạo từ nói trước đồng bào Phật tử sau phần tụng niệm kinh Phật Đản, Hòa Thượng Thích Huyền Dung (trụ trì Phật Quang Thiền Viện, cố vấn Tổng Hội Cư Sĩ VN hải ngoại ở Quận Cam) đã nhắc nhở Phật tử nhớ đến ý nghĩa của lễ kỷ niệm ngày Phật ra đời, để tu học theo con đường giải thoát khỏi khổ đau mà Đức Phật đã chỉ dạy.

Buổi lễ có sự đóng góp của các em Gia Đình Phật Tử Kỳ Viên qua phần trình diễn văn nghệ .

Trước buổi lễ, trong phần giảng pháp cho Phật tử về việc kỷ niệm ngaỳ Phật Đản, Thượng Tọa Thích Nguyên Tâm đã nói về y nghĩa ngày lễ Phật Đản tại các nước phương Đông việc dâng hoa cúng Phật mà Phật tử thường làm. Thầy nói, Đức Phật ra đời làm vị đạo sư, đã dẫn đường, ban cho chúng ta một giáo lý để tu tập, làm sống lại con người chết trong ta.Thông điệp lớn nhất của Đức Phật là ra đời vì hạnh phúc, an lạc cho loài người.

Thượng Tọa Nguyên Tâm kể về những tên gọi khác nhau của các nơi về ngày lễ Phật Đản. Tại Nhật, mùa lễ hội ngắm hoa anh đào cũng là ngày lễ Phật Đản, và người Phật tử ở Nhật Bản quan niệm rằng, mỗi mùa hoa anh đào nở rộ là khi Phật xuất hiện. Điều này phù hợp với câu "Hoa khai kiến Phật, ngộ vô sanh". Hoa từ hạt giống nẩy mầm đâm rễ, qua bao nhiều giai đoạn, quá trình nhân duyên tương hợp đất, nước, phân, thời tiết..., kết tụ tinh hoa trời đất, những nét đẹp của thiên nhiên, mới trở thành nụ hoa tươi đẹp. Khi chúng ta đem đóa hoa dâng cúng Phật hay trao tặng bậc sinh thành, người thân khác, phải nghĩ rằng việc dâng tặng hoa là một thộng điệp nhắn gửi đối tượng luôn được an vui tươi đẹp như nhành hoa hiện hữu giữa cuộc đời. Khi đem hoa dâng cúng trên bàn thờ Phật, mình muốn nói một điều là đem sự chân thành tinh khôi dâng hiến. Đó là lúc chúng ta đã gột rửa được tham sân si, tự thân tâm thanh tịnh trong sáng như đóa hoa đang nở và đang được dâng cúng. Chúng ta biết rằng Đức Phật xuất hiện ra đời để đem đến cho chúng ta đóa hoa tâm linh, là giáo lý giải thoát, nên ta cần đón nhận và nỗ lực tu tập, tự chuyển hóa. Vì thế, khi dâng đóa hoa tươi đến cúng Phật, ta biết rằng trong tâm thân ta đang có từng bước tự chuyển hóa giống như tự thân loài hoa đã chuyển hóa để thành nụ hoa tươi đẹp cống hiến cho đời, cho người...

Ngoài ra, Chùa Từ Hiếu loan báo mỗi tối Thứ Tư hằng tuần đều có Lễ Sám Hối và nghe giảng pháp, mời Phật tử tham dự.
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=45&nid=107716

Ý nghĩa Phật đản PL.2550 - 2006

Ý nghĩa Phật đản PL.2550 - 2006
18/12/2008 15:25 (GMT+7)
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Năm nay, Đại lễ Phật đản bừng lên sức sống hân hoan mãnh liệt khi Liên Hiệp Quốc đã kết hợp với khoảng 80 thành viên thuộc 14 quốc gia và vùng lãnh thổ là Thái Lan, Australia, Campodia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Myanmar, Singapore, Sri Lanka, Đài Loan, Mỹ, Anh, Pháp và Việt Nam để tổ chức mừng Ngày Phật Đản của Liên Hiệp Quốc. Đại lễ Phật Đản được diễn ra từ ngày 07-05 đến ngày 10-05-2006 tại Trung tâm Buddhamonthon, Bangkok, với sự tham dự của khoảng 30.000 Tăng Ni và Phật tử, trong đó có nhiều nhà lãnh đạo Phật giáo khắp thế giới.

Phật giáoViệt Nam chúng ta cũng rất hân hoan tham dự với tư cách là thành viên trong Ban Tổ chức Ngày Phật Đản của Liên Hiệp Quốc. Trong đại lễ này, có các sinh hoạt tôn giáo và học thuật như các buổi hội đàm quốc tế về Phật giáo, các cuộc triển lãm văn hóa Phật giáo và chương trình văn nghệ Phật giáo của các quốc gia tham dự, v.v. Là nước chủ nhà đảm nhận tổ chức một đại lễ Phật đản mang tầm vóc quốc tế như thế, cho nên Hoàng gia Thái Lan đã sử dụng số tiền khá lớn, đến 2.5 triệu Mỹ kim để cuộc đại lễ được trang nghiêm trang trọng, tương xứng với ý nghĩa và vai trò của Phật giáo trong thời hiện đại. Thật vậy, ngày lễ Phật đản của Liên Hiệp Quốc nói lên vai trò cần thiết của đạo Phật ngày nay, cũng như phương cách sống hoà hợp, phát triển, an lạc, hạnh phúc, hòa bình mà Đức Phật chúng ta đã chỉ dạy, vẫn mãi mãi có giá trị thiết thực vô cùng cho cộng đồng nhân loại trên trái đất này.

Riêng nói đối với đất nước Việt Nam, Phật giáo đã thấm sâu vào lòng dân tộc, ảnh hưởng sâu sắc trong nhiều lĩnh vực hoạt động của đất nước trải qua hàng ngàn năm lịch sử. Và những tinh hoa của đạo Phật đã chỉ đạo cho các Vua quan nước Việt mộ thời dựng nước, giữ nước thật tốt đẹp, đem lại hoà bình, thịnh vượng, hạnh phúc cho muôn dân. Đặc biệt là tinh thần Bồ Tát Đạo với hạnh Xã Kỷ, Vị tha đã soi sáng cho hàng Tăng Ni và Phật Tử Việt Nam từ nghìn xưa cho đến tận ngày nay, tiến bước trên con đường xoa dịu khổ đau và mang an lạc, hiểu biết, hạnh phúc đến cho mọi người.

Bước theo dấu chân Phật, với tầm nhìn sáng suốt mà kinh điển thường diễn tả là tri kiến như thật, chúng ta nhận chân được rằng Đức Phật vẫn hiện hữu ngời sáng trong chính cuộc sống của chúng ta, trong tư duy và trong việc làm của mọi người đang nối gót theo Phật trên khắp năm châu bốn biển.

Hồi tưởng lại cách đây hơn 25 thế kỷ, Đức Phật đản sinh ở vườn Lâm Tỳ Ni, đó là một trong những thị hiện sanh thân của Đức Phật THích Ca trên cuộc đời này, mà chúng ta luôn gọi là Đức Phật sinh diệt. Vì cuộc sống sinh diệt ở thế gian chịu sự chi phối của quy luật sinh diệt, cho nên Đức Phật tất yếu mang thân hữu hạn của con người sinh diệt như một phương tiện để có thể gío hóa chúng sinh trong thế giới sinh diệt. Nhưng mục tiêu chính yếu của Đức Phật khi hiện hữu ở thế giới sinh diệt này là nhằm chỉ cho chúng ta thấy thế giới vĩnh hằng bất tử và hướng dẫn chúng ta phương cách sống trong thế giới vĩnh hằng bất tử. Theo Phật, thế giới vĩnh hằng bất tử ấy không phải ở tận phương trời xa lạ, xa xăm nào, mà đó chính là sự hiện hữu của Phật pháp trong chính cuộc sống của con người.

Vâng, quả đúng như tinh thần Phật dạy, giáo pháp của Ngài tồn tại mãi mãi trong dòng chảy vô tận của cuộc sống con người. Sanh thân Phật tuy đã vắng bóng trên cuộc đời, tức Phật sinh diệt đã nhập diệc, nhưng pháp thân Phật từ đó bắt đầu phát triển, thế giới vĩnh hằng bắt đầu mở rộng, để giúp hàng đệ tử Phật có tầm nhìn hướng đến con người vĩnh hằng bất tử của Đức Phật. Và kỳ diệu thay, con người bất tử vĩnh hằng của Đức Phật, tức là pháp thân Phật cứ lớn dần mãi theo năm tháng; thời gian càng lâu xa, pháp thân Phật càng trở nên vĩ đại.

Tinh ba này được Kinh Pháp hoa diễn tả là “Thế gian tướng thường trụ” nghĩa là Phật thường sống trongthế gian, Phật thường hiện hữu trong nếp nghĩ, nếp sống của con người là chính yếu. Cốt lõi này cũng được nhắc lại trong kinh Pháp hoa, Phẩm Như Lai Thọ Lượng, thứ 16, Đức Phật khẳng định rằng Ngài ở thế giới này thành Phật với tên là Thích Ca Mâu Ni, nhưng khi Ngài giáo hóa ở quốc độ khác thì Ngài có tên khác. Ý này gợi cho chúng ta nhận thức được tính chất “vô sanh hiện sanh” của Đức Phật; nói cách khác, con người vĩnh hằng bất tử của Phật là một, nhưng Ngài xuất hiện với nhiều sanh thân khác nhau ở những thế giới khác nhau với tên khác nhau. Đó là Phật Ứng Hóa Thọ Sanh Thân để khơi mở cho mọi người nhận ra tính vĩnh hằng bất tử của Phật, cũng như nhận ra tính vĩnh hằng bất tử ấy tiềm ẩn trong chính mỗi người chúng ta.

Theo Phật dạy, Chúng ta cũng có tính vĩnh hằng bất tử như Phật, nhưng vì chúng ta chưa phát triển được tính vĩnh hằng bất tử ấy một cách trọn vẹn như Phật và chúng ta cũng chưa sử dụng được tính chân thực vĩnh hằng ấy giống như Phật. Trong khi đức Phật đã phát huy hoàn toàn tính vĩnh hằng bất tử của Ngài, tức Pháp thân Phật đã thành tựu trọn vẹn và Ngài đã điều động được, sử dụng được Pháp thân ấy một cách hoàn toàn tự tại trên bước đường giáo hóa độ sinh.

Có thể khẳng định rằng sanh thân của Đức Phật Thích Ca đã nhập Niết bàn, nhưng ngày nay, chúng ta thấy khắp năm châu bốn biển, nơi nào cũng có sự hiện hữu Pháp thân Phật, chịu sự tác động của Pháp thân Phật; nghĩa là có vô số kinh sách lưu truyền những lời vàng ngọc của Phật, vô số người diễn giải tư tưởng siêu tuyệt của Phật, vô số người quy ngưỡng Phật, vô số người phát tâm sống theo giáo pháp Phật, phát huy được tri thức và đạo đức, vô số tổ chức tự nguyện dấn thân thực hiện những việc làm lợi ích tốt đẹp cho đời theo tinh thần từ bi Phật dạy… trong tâm trí của mỗi người đệ tử đi theo dấu chân Phật luôn được thắp sáng bởi ngọn đuốc từ bi và trí tuệ, được thể hiện thành những lời nói, những việc làm mang an vui, hạnh phúc, hòa bình cho cuộc đời này. Tất cả những thành quả tốt đẹp của hàng hàng lớp lớp đệ tử Phật trên khắp năm châu đã tạo thành hình ảnh Pháp thân Phật bao la, kỳ vĩ, vượt thời gian và không gian trong thế giới sinh diệt này.

Nhận ra sức sống vĩnh hằng bất tử của đạo Phật, thấy được sự hiện hữu vững mạnh của Phật trong lòng nhân loại cùng những thành quả xác thực đầy giá trị thực hiện bởi hàng đệ tử Phật ở khắp mọi nơi, cho nên Liên Hiệp Quốc đã tổ chức ngày Đản sanh của đức Phật một cách trọng thể và hướng đến quốc tế hóa và lễ hội hóa ngày Phật đản.

Riêng giới Phật giáo Việt Nam, hàng xuất gia cũng như tại gia đã được thừa hưởng sự nghiệp vô cùng quý báu của các bậc tiền nhân, cần nổ lực phát huy tri thức và đạo đức, thể hiện Pháp thân Phật vững mạnh hơn nữa. Pháp thân Phật lớn mạnh trong mỗi người đệ tử Phật chính là yếu tố cần thiết giúp cho chúng ta và cho mọi người sớm nhận ra con người chân thật vĩnh hằng bất tử của chính mình; đồng thời giữ mãi cho ngọn đèn chánh pháp ngời sáng trên thế gian, để từ đó xây dựng được thế giới Cực Lạc ngay trên trái đất này cũng giống như thế giới lý tưởng trong kinh điển là Niết bàn hay Tịnh độ ở mười phương. Thành quả này xin dâng lên cúng dường Đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni Phật trong mùa Phật đản PL.2550-2006.
http://vinhnghiemvn.com/hinhanhlehoi/57D419.aspx

Đại lễ Phật Đản PL. 2550

Đại lễ Phật Đản PL. 2550 (Rằm Tháng Tư Âm Lịch) In E-mail
Người viết Trần Trọng Khoái
ngày 02, tháng 09, năm 2006
ImageThập phương chư Phật, chư Đại Bồ Tát vì lòng bi mẫn đối với sinh linh vạn loại, nên các Ngài thường tùy duyên thị hiện để thuyết pháp độ sanh khắp 3 cõi 6 đường. Một trong những vị Phật đã hiện diện trên tinh cầu của chúng ta là Đức Thích Ca Mâu Ni, đản sanh vào mùa trăng tròn tháng Vesak tại hoa viên Lâm Tỳ Ni, thành Ca Tỳ La Vệ miền Bắc Ấn, ứng với mùa trăng lên tháng 4 nông lịch, đương thời nhằm ngày mồng 8 tháng 4 năm Giáp Dần thời Châu Chiêu vương, 624 năm trước Tây lịch.

Bởi lẽ đó nên từ thuở xa xưa, Phật Giáo Á Đông cử hành Lễ Phật Đản ngày 8 tháng 4 Âm lịch. Cận lai khi giao tiếp với các quốc gia phật Giáo khắp năm châu, Hội Phật Giáo Thế Giới đã nhất tâm chấp nhận tổ chức Đại Lễ Phật Đản theo nguyên thủy, ứng vào ngày Rằm Tháng Tư âm lịch và lá cờ 5 sắc tổng hợp các hào quang vi diệu của chư Phật, chư Bồ Tát, vừa tượng trưng cho các sắc dân, chủng tộc của nhân loại quần sanh làm Phật Giáo Kỳ. Điều này là một trùng hợp tốt đẹp về văn hóa Á Đông, bổ túc cho 3 ngày rằm đầu mùa gọi là TAM NGUYÊN có từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế bên Trung Quốc và ngày rằm đầu mùa hạ là ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN.

- Thượng Nguyên Thiên Quang Tứ Phước: Rằm Tháng Giêng, cầu an lành cho nhân sinh trong năm rộng tháng dài.
- Phật Đản: Rằm Tháng Tư, kỷ niệm đản sinh của đấng Đại Giác Thế Tôn, người hoằng khai một tôn giáo lớn, lưu di tam tạng giáo điển, phổ biến khắp tinh cầu, được thế nhân ngưỡng vọng tôn vinh.
- Trung Nguyên Địa Quan Xá Tội: Rằm Tháng Bảy, trùng hợp với Đại Lễ Vu Lan báo hiếu, tưởng niệm tổ đức tông công, đa sanh phụ mẫu, báo đáp thâm ân sanh thành dưỡng dục của cha mẹ; phổ độ chúng sinh, âm dương lợi lạc.
- Hạ Nguyên Thủy Nhạc Thần Kỳ: Rằm Tháng Mười, cầu giang san bền vững, gió thuận mưa hòa, mùa nước lớn vừa phải để ruộng vườn tốt đẹp, hòa cốc phong đăng, nhân vật phồn vinh thịnh lợi...

Hôm nay xuân thiên giai tiết đã qua, nhiều cánh đồng lúa vàng trĩu hạt, những hồ sen bạt ngàn nở hoa thơm ngát; đâu đây những già lam thánh địa, lắm tự viện tòng lâm đang chuẩn bị hoa đăng, phan cờ rực rỡ đón mửng mùa Phật Đản sẽ trở về với nhân loại quần sanh. Chúng tôi xin sưu tầm và sơ lược đôi điểm, viết về lịch sử của Như Lai Thế Tôn và ý nghĩa Lễ Phật Đản cống hiến chư độc giả, đồng hương tường lãm gọi là góp phần vào niềm vui chung của nhân sinh khắp nơi trên trái đất.

Thế nhân thường kỷ niệm ngày sinh gọi là sinh nhật. Người Á Đông vốn tôn trọng chư vị giáo chủ các tôn giáo, các bậc cao hiền thánh triết, nên dùng từ đản sinh, giáng sinh, thị hiện, ứng thế ... khi nói về ngày sinh các Ngài với hậu ý tôn vinh chư vị là hàng xuất thế gian, thường tùy nghi ứng hiện trong nhân thế để phổ độ sinh linh. Thời quân chủ có từ "vạn thọ" để chúc tụng các bậc lãnh đạo anh minh, giữ kỹ cương trị nước an dân được dài lâu bền vững, dần dần "vạn thọ" được biến nghĩa là sinh nhật của vua chúa.

Từ 2630 năm trước, đóa hoa Ưu Đàm nghìn năm một thuở, đã hé nở lúc bình minh tại hoa viên Lâm Tỳ Ni miền Bắc Ấn, đồng thời với muôn hoa đua nở trong vườn ngự. Khi Hoàng Hậu Ma Gia và đoàn tùy tùng vào đây ngơi nghỉ trên đưòng về quê hộ sản. Từ không trung, tường vân xuất hiện, chim chóc reo mừng, chư thiên rải hoa cúng dường đấng Đại Giác Thế Tôn Đản Sinh dưới dạng thức một hài đồng tuấn tú nhất trần gian: Thái Tử Tất Đạt Đa ra đời. Trong tình người, sự hiện hữu của Thái Tử là một đại hạnh cho triều đình Vua Tịnh Phạn và thần dân xứ Ấn Độ lúc bấy giờ. Bởi lẽ nhà vua tuổi tác đã cao, là đấng minh quân từ hòa đức độ, Hoàng Hậu Ma Gia là bậc mẫu nghi thiên hạ, nổi tiếng hiền lương nhân hậu, sẵn lòng kính hiền trọng đạo, yêu nước thương dân, nhưng chưa có người kế vị khi cần. Do đó nên khi Hoàng Hậu hoài thai, triều đình Vua Tịnh Phạn thường thi ân bố đức cho muôn dân, dùng chính sách khoan hòa vương trị để an bang tế thế, nên được các lân quốc kính yêu thần phục. Vậy nên tin mừng Hoàng Hậu sanh hoàng nam phi báo về triều, lập tức một đoàn rước được thành lập, để lên đường đón Thái Tử về cung với sự tháp tùng của đông đảo thần dân bá tánh tung hô vang dậy. Thái Tử nhập cung trong sự hân hoan của Phụ Hoàng, Mẫu Hậu và văn võ bá quan, nhất là Vua Tịnh Phạn, thấy con trẻ khôi ngô liền hạ lệnh hợp thức hóa việc phong Thái Tử và đặt tên là Tất Đạt Đa. Người ra lệnh cho treo đèn kết hoa khắp hoàng thành và cho tổ chức những buổi hoan ca mừng Thái Tử Đản Sanh, tiếp theo là ban hành lệnh giảm thuế khóa, phóng thích phần lớn tội nhân...

Thời điểm muôn dân chuẩn bị đón chào Thái Tử về cung, thì Đạo sĩ A Tư Đà đang tu nơi thâm sơn cùng cốc cũng đến mừng bậc hiền nhân xuất hiện. Được tin vị Đạo sĩ xin triều kiến, nhà Vua vui mừng đón tiếp, thoạt nhìn Thái Tử, ông ta sụp lạy bậc anh nhi có một không hai trên đời, rồi cảm kích rơi lệ! Được vua quan gạn hỏi, Đạo sĩ trả lời: 32 quý tướng trên người Thái Tử cho chúng ta thấy nếu ở đời Người sẽ làm vị Chuyển Luân Thánh Vương, nếu xuất gia tu hành sẽ thành Phật. Tôi rất ân hận tuổi già chồng chất, sẽ không được vinh hạnh nhìn thấy sự nghiệp hiển hách của bậc siêu phàm xuất thế! Lời tiên đoán của Đạo sĩ A Tư Đà, nhà vua rất mừng rỡ, nhưng cũng không khỏi lo âu khi con phượng hoàng đủ điều kiện sẽ tung cánh bay xa giữa trời cao biển rộng, đâu có chịu quẩn quanh trong phạm trù chật hẹp giữa quốc, thành, thê, tử theo quan niệm thế nhân, trong khi tâm nguyện của bậc làm cha mẹ thì mong muốn cho con được an lành khỏe mạnh, luôn gần gũi và theo ý mình trong việc tề gia xử thế. Bởi lẽ Mẫu Hậu Ma Gia từ trần mấy hôm sau khi hạ sanh Thái Tử, nên vua Tịnh Phạn và triều đình đã tuyển 32 cung nữ dưới sự điều khiển của bà di mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề nuôi dưỡng chu đáo và tăng cường ngự ý để bảo vệ sức khỏe cho Thái Tử, cốt sao cho Thái Tử vui sống êm đẹp hồn nhiên trong tuổi ấu thơ.

Thời gian dần trôi, Thái Tử lớn lên trong niềm thương yêu, ước muốn của nhiều người. Khi người lên 5, lên 7, cho đến 12 tuổi, các danh sư khắp nơi được mời vào cung lo việc giáo dục về nhiều phương diện: Dưỡng sinh, nghi lễ, văn hóa, xã hội, chú thuật, binh pháp... Đến tuổi trưởng thành, Thái Tử được truyền dạy về binh thư võ nghệ, hầu trở nên trang thanh niên tuấn tú, văn võ toàn tài, có thể kế vị phụ vương mai hậu. Qua sử sách ghi chép, Thái Tử rất lễ độ với mọi người, kính thầy, hiếu học, tư chất thông minh, có thể những tinh hoa tiềm ẩn trong nhiều đời nhiều kiếp, giờ gặp thuận duyên phát triển, nên Thái Tử học đâu biết đó, các bậc thầy phải thán phục Thái Tử là mầm non tuấn kiệt, là hương hoa của đất nước, võ dũng vô song... Giai đoạn này triều đình lại hiến kế tuyển người đẹp ca múa trong cung thường xuyên làm cho Thái Tử vui, ràng buộc Thái Tử trong nếp sống hào hoa vương giả, để quên đi những gì khác lạ cao xa, vượt khỏi thế gian thường tình. Có thể tình đạo nhiệm mầu, hay tình thương sinh linh vạn loại đã phát hiện trong con người từ hòa đức độ, nên bản tánh Thái Tử bình dị tự nhiên, không muốn điềm nhiên tọa hưởng cảnh phú túc vinh hoa cho riêng mình, mà thường suy tư trầm mặc về lẽ sống của con người và vạn vật. Thậm chí con nhạn phải tên do một Hoàng thân bắn trúng, Người xót xa thương mến, vỗ về và săn sóc thuốc men. Do đó nhà Vua và triều thần nghĩ cách ép buộc Người trong tình cảm thê nhi, cũng là lúc Vua Thiện Giác thành Thiên Tý kén Phò Mã cho Công chúa Da Du Đà La (Yosodhara) bằng cách mời các Hoàng Tử, Vương Tôn tỷ thí trên thao trường. Với thể diện của một cường quốc đương thời, với tài thao lược vô song, Thái Tử Tất Đạt Đa đã kéo cây cung rất nặng, bắn mũi tên vào đích tỷ thí, rồi Người tuốt gươm thiêng, chém ngã một thân cây to lớn trồng giữa sân, với tiếng reo hò vang dậy cả thao trường! Trên khán đài, Vua Thiện Giác và quan quân vỗ tay tán thưởng, trong khi Công chúa Da Du Đà La vui mừng quàng vòng hoa, ngụ ý hiến tặng quả tim mình cho Thái Tử Tất Đạt Đa, lúc Người còn độ tuổi thanh xuân.

Khi có Hoàng Tôn là La Hầu La, Tịnh Phạn Vương an tâm về việc Thái Tử sẽ lưu luyến với thê nhi để lo việc trị nước an dân, trong khi Thái Tử Tất Đạt Đa thấy duyên nghiệp xong xuôi, hiếu tình trọn vẹn, nên có thể nhẹ bước trên đường vân du học đạo, mong thành tựu đại sự nhân duyên "cứu khổ độ sanh" trường tồn miên viễn.

Thái Tử luôn thao thức, cố tìm hiểu thực trạng của cuộc sống, chứ không muốn quanh quẩn nơi hoàng cung, tiêu hao tháng ngày trong nếp sống ước lệ của hàng vương giả khắp nơi. Do sự khẩn khoản cầu xin, lần đầu Thái Tử được theo phụ vương dự lễ hạ điền, Người thấy bất cứ ai hễ động chân cất bước là gây sự phiền hà khổ lụy; giành giật hơn thua! Trước mắt người và vật phải vất vả khó khăn mới kiếm được thức ăn, vật dụng, luống đất được cày xới, côn trùng phải giẫy giụa đau thương, chim chóc cắn mổ nhau giành mồi. Ấn tượng "đời là khổ" in đậm nét trong tâm tư người hiền lương xuất thế. Rồi những lần vi hành kế tiếp, Ngài thấy những cảnh già, bệnh, chết đè nặng trên thân phận con người và sinh vật. Lần cuối cùng, Ngài gặp vị Sa môn với tâm hồn thanh thoát, nên ý niệm xuất gia được khơi nguồn trong tâm tư Thái Tử. Ngài chủ động ra đi tức là đã sẵn định hướng, khác với sự nhắm mắt đưa chân của người hùng mạt lộ, hay sự xuất bôn của hàng vua chúa khi kinh thành bị tấn công vây khổn, mạng sống của họ tợ chỉ mành treo chuông!

Vào đêm trăng ứng với tháng hai nông lịch, sau buổi dạ yến linh đình trong hoàng cung, mọi người đều mê mệt say sưa với đủ thứ cám dỗ trên đời, Thái Tử đi quanh một vòng, ngắm nhìn những người thân, rồi đánh thức Xa Nặc, người hầu cận trung thành, thắng ngựa Kiền Trắc, trực chỉ về hướng Hy Mã Lạp Sơn, trong lúc quân canh còn mê ngủ. Đến sông A Mô Na, Ngài xuống ngựa lấy gươm cắt tóc, cùng hoàng bào và những gì còn mang theo, giao cho Xa Nặc mang
về dâng lên Phụ vương và trao về Công chúa, xin cho Thái Tử hoàn thành ý niệm "Xuất gia tầm đạo, cứu khổ độ sanh". Thế rồi một thân một mình, Ngài đổi áo cho người thợ săn, đoạn tuyệt nếp sống vương giả, khoác chiếc áo hoại sắc, dấn thân tầm đạo nơi thâm sơn tuyết lãnh! Xuất gia tầm đạo với bi nguyện độ sanh đã thể hiện tinh thần Bi - Trí - Dũng của vị Hoàng Tử giàu cương nghị tài ba xuất chúng.

Qua nhiều cuộc thử thách cam go, sau sáu năm khổ hạnh rừng già và bảy thất nghiêm tinh thiền tọa tại gốc cây Bồ Đề, Ngài đã thắng lướt được nội ma ngoại chướng, hàng phục được ma quân thần quyền, rồi một đêm trăng ứng vào thượng tuần tháng 12 Âm lịch, Ngài hoát nhiên đại ngộ, chứng quả Vô Thượng Bồ Đề vào lúc sao mai mọc, thành Phật, hiệu Thích Ca Mâu Ni.
Thái Tử Tất Đạt Đa từ hàng nhân giả thượng lưu, xuất gia tu hành theo nếp sống của giới tu sĩ, rồi Ngài chứng quả vị Phật Đà Đại Giác. Ngài là bậc đạo sư của hàng nhân thiên, là từ phụ của tứ sanh, qua phong độ bình dị tự nhiên và lối sống uy nghi tĩnh thức giữa cõi thế phù trầm mộng huyễn. Cuộc đời Ngài đã chứng minh đức hạnh "đại hùng, đại lực, đại từ bi", nên Phật Giáo không mang tính chất bi quan, yếm thế, trái lại Đạo Phật đã tận dụng tình yêu thương đối với hận thù, dùng từ bi, hỷ xả để hàng phục đố kỵ và cố chấp, dùng bình dị, tự do để san bằng giai cấp thống trị. Chủ trương của nhà Phật là tôn trọng nhân quyền và nhân phẩm qua lời Phật dạy: "Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành" chẳng những nâng cao phẩm cách con người mà còn mở rộng lòng
thương đối với sinh linh cầm thú.

Theo thỉnh nguyện của tôn già A Nan, bà di mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề và phái đoàn nữ lưu của hoàng cung được chấp nhận vào giáo hội. Tăng đoàn của Phật lúc bấy giờ đã có bình quyền giữa nam, nữ, lão, thiếu và không phân biệt giai cấp từ thuở xa xưa. Giáo lý của Phật là tự giác, giác tha, qua gương sáng xuất gia tầm đạo của Ngài. Khi thành Phật, Ngài vẫn áo vải chân đất, dấn thân khắp các nẻo đường đất nước để thuyết pháp độ sanh, không phân biệt giai cấp chủng tộc gần nửa thế kỷ, để lại cho đời kho tàng quý báu đủ mọi lãnh vực, có giá trị siêu việt, xuyên qua không gian và thời gian.

Từ xưa sau, hàng thức giả và ngành khoa học trên thế giới không ngớt lời tán dương trọng vọng, các đấng Quân Vương xây đài kỷ niệm khắp nơi; Đức Khổng Phu Tử, nhà đại văn hào Á Châu tôn xưng Như Lai là bậc Đại Thánh; đến Bertrand Russel; Tiến sĩ Radhakrishnan; Tiến sĩ Graham Howe... Sir Edwin Arnold trong Ánh Sáng Á Châu (The light of Asia) đã khẳng định rằng: "Tôi thường nói và tôi sẽ nói hoài là giữa Phật giáo và khoa học tân tiến, có một mối ràng buộc trí thức gần gũi". Albert Einstein, người khai nguyên thuyết tương đối đã nhiệt thành ca ngợi tính siêu việt của Phật Giáo: "Nếu có một tôn giáo nào thích nghi với những nhu cầu của khoa học hiện đại, đó chính là Phật Giáo. Phật Giáo không cần xét lại quan điểm của mình, để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật Giáo không cần từ bỏ những quan điểm của mình để chấp nhận khoa học, bởi vì Phật Giáo bao gồm khoa học, đồng thời cũng vượt qua khoa học. Phật Giáo là một chiếc cầu nối liền tôn giáo và những tư tưởng khoa học. Chiếc cầu Phật Giáo, đã kích thích con người khám phá ra những tiềm năng lớn lao, nằm sâu kín trong chính con người và trong môi trường sống chung quanh. Phật Giáo siêu việt thời gian và mãi mãi có giá trị". Thế sự vô thường, thì sinh diệt là lẽ tự nhiên:

"Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh"

Đại ý:

"Người đời ai thoát tử sinh
Khác nhau sự nghiệp sử xanh lưu truyền"

Khi tuổi thọ 80, cơ duyên giáo hóa viên mãn, giáo pháp Ngài phổ biến rộng sâu, đệ tử Ngài rất nhiều vị đạo cao đức trọng, thần thông trí tuệ siêu phàm, mùa trăng tròn ứng với tháng hai âm lịch, Ngài cùng với đại chúng đến xứ Câu Ly, vào rừng Ba La Nại cho treo võng dưới đôi cây Sa La, ngồi nhập định và thuyết pháp lần cuối. Ngài phú chúc cho Tăng đoàn, Giáo hội và trao truyền y bát cho đức Ca Diếp tiếp tục sứ mạng xiển dương Phật Pháp, phổ độ chúng sanh, rồi Ngài an nhiên nhập Niết Bàn.

Sau khi Như Lai thị tịch, dân trong vùng thuộc bộ tộc Mạt La (Malla) chạy đến cùng chung với giáo đoàn tắm rửa, tẩm liệm và làm lễ Trà Tỳ (hỏa thiêu). Phần di cốt của Phật gọi là ngọc Xá Lợi, được bộ tộc Mạt La xin ưu tiên bảo trì, trong lúc 8 vị Quốc vương các nước thuộc lưu vực sông Hằng cử đại binh đến Câu Thi Na quyết tranh giành Xá Lợi. Vua A Xà Thế nước Ma Kiệt Đà là Quốc vương hùng mạnh nhất đương thời, mộng thấy tam tinh bị mây đen bao phủ, địa cầu như ngừng xoay, nhà vua thân dẫn một phái đoàn đến thỉnh an Phật, thấy sự việc xảy ra, vua A Xà Thế phải điều giải và tất cả thuận phân chia ngọc Xá Lợi, để mỗi Quốc vương thỉnh một phần về xây tháp phụng thờ. Nhờ vậy mà nay ngọc Xá Lợi Phật và chư Đại Bồ Tát hiện còn một ít, được Quốc vương các nước trao tặng cho nhau làm Pháp Bảo, đón rước phụng thờ tại các nước Phật Giáo, hay được lưu giữ làm Quốc bảo tại nhiều quốc gia khác.

Qua nhiều truyện tích cho ta thấy:
- Đồng thời với Như Lai có vua A Xà Thế, 2 thế kỷ sau Đức Phật, có vua A Dục... là những vị vua rất kiêu hùng và đồ sát, nhờ thấm nhuần Phật Pháp mà trở thành những triều đại hoàng kim vương trị, hay đã chấn chỉnh nhiều chính sự cần thiết.
- Ở Trung Quốc và Việt Nam, nhờ ảnh hưởng Phật Pháp đã un đúc nên nhiều vị minh quân lương tướng, xuất hiện những bậc danh tăng thạc đức và nhiều tín đồ uyên thâm Phật Pháp, thuần lương trung dũng, nêu cao tinh thần yêu nước thương dân chấn hưng đạo pháp, phục vụ nhân sinh, lưu lại nhiều nét son trong lịch sử. Cuộc đời vua
Trần Nhân Tông (1279-1293) giống hệt nếp sống của Đức
Thích Ca Như Lai.
Sau khi nhà vua xuất gia tu ở Yên Tử Sơn (huyện Hưng
Yên, tỉnh Quảng Yên, Việt Nam) được suy tôn làm Điều Ngự Giác Hoàng, là vị tổ thứ nhất phái Trúc Lâm đời Trần. Ngài có rất nhiều đệ tử, đặc biệt có Ngài Pháp Loa và Huyền Quang là hai vị danh tăng lỗi lạc, chứng thành đạo quả, được tôn xưng là Trúc Lâm Tam Tổ.
Đạo Phật lấy tinh tấn, hỷ xả, thanh tịnh, trí tuệ và từ bi làm căn bản, lại đề cao tánh bình đẳng vị tha... nên hợp với trào lưu tiến hóa của nhân loại. Đức Phật dạy "Vì chúng sinh ta thị hiện". Kinh tịch cũng đã ghi "con người có 3 điều hy hữu":

- Được một vị Phật ra đời là hy hữu.
- Có một giáo lý cao minh là hy hữu.
- Được tái sinh làm người là hy hữu.

Hiện tại chúng ta gặp phước duyên lớn, gần như hội đủ 3 điều hiếm có nói trên:

* Tuy Đức Thích Ca Như Lai nhập Niết Bàn đến nay đã 2550 năm, nhưng Ngài là vị Phật đã ứng thân trên tinh cầu của chúng ta. Giáo sử Phật Giáo cũng như lịch sử nhân loại đều ghi nhận Ngài là một siêu nhân hiện hữu trên trái đất. Qua lần Đản Sinh tại hoa viên Lâm Tỳ Ni, rồi Ngài xuất gia tầm đạo, tu chứng quả vị Bồ Đề, hàng phục nội ma ngoại chướng thuyết pháp độ sanh ròng rã 49 năm trường. Sau khi Như Lai nhập Niết Bàn, Ngài Ca Diếp đã nhiều lần tổ chức kiết tập kinh điển, lưu di 3 tạng thánh giáo hiện hữu khắp chốn cùng nơi, được phiên dịch rất nhiều thứ tiếng, nên Như Lai tượng trưng cho Đức Phật vào thời hữu sử của thế nhân.

* Giáo lý của Phật có từ thời mịt mù của văn minh nhân loại, nhưng đã hướng dẫn sinh linh trên đường tu thân hành thiện. Năm giới luật của hàng sơ cơ học Phật đã đi trước luật lệ hiện hành của con người tiến bộ khắp năm châu:

- Không sát hại sinh linh.
- Không trộm cắp và lấy của phi nghĩa.
- Không say đắm dục lạc thế nhân, không chấp nhận đa phu, đa thê.
- Không đam mê rượu chè, bài bạc và nghiện ngập các chất ma túy.
- Không nói dối, hay nói điều bất chính có thể vo tròn bóp méo sự thật.

Đạo Phật chủ trương "Lấy trí tuệ làm sự nghiệp - Đem tình thương xóa bỏ hận thù" thật thậm thâm vi diệu, từ ái cực thuần, bình đẳng tuyệt đối..., nhờ vậy giáo lý Phật giáo đã thích ứng với đủ hạng người trên trái đất, phát sinh lời tán dương tha thiết chân thành: "Cây bồ đề đang vươn lên trên đất lạ!".

* Do giáo lý Phật Đà, chúng ta đã thấy được làm thân người với lục căn thông lợi, tam nghiệp thuần hòa là điều hy hữu và nhân phẩm nhân quyền là tối thượng. Từ con người, chúng ta cần tu tiến để vươn lên, do đó con người đạt đến Chân-Thiện-Mỹ, tránh xa 3 đường dữ: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh. Có thể tôn giáo đã góp phần thuần lương hóa con người nên thế nhân mới nghĩ rằng chùa
chiền, giáo đường, thánh thất... là những điểm tựa về tâm linh và đó cũng là nguồn gốc văn hóa cố hữu của con người, nên 2 câu thơ của Thiền sư Mãn Giác sau đây cũng thêm phần chính đáng:

"Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông"

Mùa kỷ niệm Đản Sinh Đức Như Lai Thế Tôn lại về, bức thông điệp tình thương và chân lý thêm một lần nữa được nhân loại trân trọng đón mừng, sinh linh ngưỡng vọng:

"Sáng nay lên chùa lễ Phật Mừng ngày Phật Đản tháng Tư Ngày Rằm thiêng liêng lịch sử Phật về trên đỉnh chân như".
(Trần Quê Hương)

Ôn lại phần nào lịch sử của Ngài, ta thấy ân đức của Phật đối với chúng sinh thật sâu xa diệu vợi, tán thán khó cùng. Ngài đã tu chứng quả vị giải thoát qua nhiều A tăng kỳ kiếp, nhưng Ngài còn phải có mặt trên tinh cầu này để phổ độ chúng sinh. Với cương vị Thái Tử, Ngài đã xem nhẹ phú quý vinh hoa nhất trên đời, dấn thân tầm đạo nơi thâm sơn tuyết lãnh. Khi thành Phật, Ngài vẫn áo vải chân đất vân du hóa độ thập phương thiện tín, Ngài sống theo phép lục hòa với môn đồ tứ chúng, mặc dù Phụ
vương và triều đình thiết tha mời gọi hồi triều, các vị Quốc vương, Trưởng giả Cấp Cô Độc và Thái Tử Kỳ Đà đều phát nguyện quy y, lập các tịnh xá cúng dường, Ngài chỉ dùng làm phương tiện hoằng hóa với mục đích lợi đạo ích đời, rồi tha phương hóa độ theo nhu cầu của thế nhân. Do đó giờ chúng ta cúng dường lễ bái đức Phật là thể hiện tập quán mỗi nơi, chỉ có "Pháp Cúng", tức là tìm hiểu và thực thi giáo pháp của Như Lai, để "trên đền 4 ân nặng, dưới cứu khổ muôn loài" mới là điều cần thiết.

Phật Pháp cao thâm, phàm tâm hữu hạn, nhân dịp kỷ niệm ngày trọng đại của Phật Giáo, chúng tôi xin thành kính đốt nén tâm hương dâng lời cầu nguyện Phật Pháp trường lưu - Nhân sinh an lạc.

Giáo sử còn đó, Pháp Bảo hiện hữu khắp nơi, mong được các bậc cao minh, quý đồng hương, thiện hữu sưu tra tìm hiểu, phát hiện những gì ưu việt của đấng siêu nhân đã hướng đạo sinh linh trên đường Chân-Thiện-Mỹ, tức là cùng nhau bảo tồn tinh hoa nhân loại, lưu di cho nhiều thế hệ tương lai.-
Trân trọng,
Lần cập nhật cuối ( ngày 18, tháng 09, năm 2006 )
< Trước Tiếp >
http://www.viengiac.de/vn/index.php?option=com_content&task=view&id=39&Itemid=50

Lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Ngày hội Vesak Singapore

Phật Đản (zh. 佛誕; sa. Vaisakha; p. Visakha) là ngày kỷ niệm Đức Phật đản sanh tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm. Theo truyền thống Phật giáo Đông Á ngày này chỉ là ngày kỉ niệm Phật đản sanh; tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn). Trước năm 1959 các nước Đông Á, thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch[1]. Nhưng Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo, Tích Lan, 25 tháng 5 đến 8 tháng 6 năm 1950, 26 nước là thành viên thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch[2].
Mục lục
[ẩn]

* 1 Lịch sử
* 2 Ý nghĩa và tầm quan trọng
* 3 Tại Ấn Độ
* 4 Tại Trung Hoa
* 5 Tại Thái Lan
* 6 Tại Sri Lanka
* 7 Tại Hàn Quốc
* 8 Tại Việt Nam
* 9 Chú thích
* 10 Xem thêm
* 11 Liên kết ngoài

[sửa] Lịch sử

Phật Đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hằng năm bởi cả hai truyền thống nam và bắc tông. Ngày nay người ta thương biết đến Phật Đản qua tên gọi Vesak. Vesak là tiếng Sinhala có thể được đọc trại ra từ Vaishākha trong tiếng Pali, là tên gọi của tháng Hai lịch pháp Ấn Độ giáo. Ở Ấn Độ, Bangladesh và Nepal, Vesak còn được gọi là Visakah Puja (lễ hội Visakah), Buddha Purnima (?) hay Buddha Jayanti (?); Thái Lan gọi là Visakha Bucha; Indonesia gọi là Waisak; Tây Tạng gọi là Saga Daw; Lào gọi là Vixakha Bouxa và Myanma gọi là Ka-sone-la-pyae (nghĩa là Ngày rằm tháng Kasone, cũng là tháng thứ hai trong lịch Myanma).

Ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 nước, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật, Đại Hội đồng Liên Hợp quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hợp quốc, những họat động kỷ niệm sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi.


[sửa] Ý nghĩa và tầm quan trọng

Phật Đản là ngày lễ quốc gia của nhiều nước Á Châu như Sri Lanka, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Hồng Kông, Việt Nam,...

và Đài Loan...

[sửa] Tại Ấn Độ

[sửa] Tại Trung Hoa

[sửa] Tại Thái Lan

[sửa] Tại Sri Lanka

[sửa] Tại Hàn Quốc

Xung đột giữa Phật giáo đồ và chính quyền của Tổng thống Lee Myung-bak đang leo thang khi các Phật tử tố cáo công khai một loạt các biện pháp phân biệt đối xử chống lại Phật giáo.



Phật giáo đồ khẳng định rằng họ đang bị đối xử “bất kính” bởi tổng tống là người Ki-tô giáo. Biến cố mới nhất xảy ra hôm thứ ba vừa qua khi cảnh sát khám xét một chiếc ô tô của lãnh đạo Phật giáo.

Hòa thượng Jigwan, Chủ tịch điều hành của Hội Phật giáo Jogye trên đường đến một cuộc mít-ting thì bị cảnh sát dừng xe tại cổng chùa Jogye ở trung tâm thủ đô Seoul vào khoảng 4 giờ chiều. Ngôi chùa đang bị cảnh sát theo dõi kỹ càng kể từ ngày 6/7, khi 6 nhà tổ chức biểu tình chống thịt bò Mỹ tỵ nạn trong chùa để tránh bị cảnh sát bắt giữ.

“Khi Hòa thượng Jigwan hạ thấp cửa kính của xe ô tô và nhìn ra ngoài để cảnh sát nhận diện, một sĩ quan cảnh sát nói ‘Chúng tôi cần điều tra đầy đủ’ và tìm kiếm khắp xe, mở cả cốp xe, Sư Seungwon, phát ngôn viên của Hội nói.

Khoảng 70 thành viên của Hội đã đến đồn cảnh sát Jongno vào buổi tối cùng ngày để phản đối, và trưởng đồn đã phải xin lỗi. Cảnh sát trưởng đô thị Seoul Kim Suk-ki cũng cố gặp Hòa thượng Jigwan để xin lỗi, nhưng đã bị từ chối.

“Theo pháp luật, cảnh sát có quyền điều tra và bắt giữ người phạm tội bị bắt quả tang, hoặc có hành vi chuẩn bị phạm tội. Biến cố này cho thấy cảnh sát coi chủ tịch điều hành của Hội, người đại diện cho 20 triệu Phật tử Hàn Quốc, là tội phạm hoặc sẽ là tội phạm, phát ngôn viên nói.

Các Phật tử yêu cầu những người có trách nhiệm liên quan đến biến cố phải bị trừng phạt, Tổng trưởng cảnh sát quốc gia Eo Cheong-soo nên từ chức, và rút toàn bộ cảnh sát khỏi khu vực xung quanh chùa.

Đây không phải là lần đầu tiên các Phật tử biểu tình chống lại chính phủ của tổng thống Lee vì sự đối xử “xa cách” này.

Trong tháng 6, mọi người đã phát hiện ra trong bản đồ thông tin giao thông do Bộ Đất đai, Vận tải và hàng hải không có địa chỉ các ngôi chùa trên toàn quốc. Vì sự biểu tình của Phật tử, Bộ trưởng Chung Jong-hwan đã phải xin lỗi.

Vài ngày sau, người ta cũng phát hiện ra bản đồ suối Cheonggye Stream, nơi mang tính biểu tượng nhất cho thành tựu của ông Lee khi còn là thị trưởng Seoul, cũng không có các chùa.

Cùng lúc đó, tổng trưởng cảnh sát quốc gia Eo đã xuất hiện trong một áp phích khuếch trương một sự kiện Ki-tô giáo cho cảnh sát, đổ thêm dầu vào lửa phản ứng của Phật tử chống lại chính quyền có thái độ ủng hộ Ki-tô giáo.

Nhóm Phật tử khẳng định chính phủ tổng thống Lee phân biệt đối xử chống lại Phật giáo. Vì vậy mà tuần trước, thủ tướng Han Seung-soo đã tới gặp Hòa thượng Jigwan và nói rằng chính quyền không thiên vị hay phân biệt đối xử với một tôn giáo nào cả.

“Việc khám xét Hòa thượng Jigwan cho thấy lời cam kết của Thủ tướng chẳng có giá trị gì. Nó cũng cho thấy cảnh sát đã đàn áp người dân như thế nào. Chúng tôi tin rằng trường hợp này đã cho thấy chính quyền tổng thống Lee đã bất kính với lịch sử 1.700 năm Phật giáo Hàn Quốc như thế nào, phát ngôn viên nói.

[sửa] Tại Việt Nam

Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 được tổ chức ở Việt Nam, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia từ ngày 13 đến 17 tháng 5, tức ngày 9 đến 13 tháng 4 âm lịch[3]
Lễ phật đản năm 2008 tại Sa Đéc

Đề tài của đại lễ Phật Đản VESAK 2008[4]: Tam Hợp trên cơ sở Tình Thương, Hòa Bình và Hòa Hợp

1. Sự cống hiến của Phật giáo trong việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh
2. Sự thay đổi khí hậu toàn cầu
3. Những mâu thuẫn trong gia đình
4. Chiến tranh và hàn gắn
5. Những thay đổi của xã hội
6. Giáo dục của Phật giáo
7. Phật giáo nhập thế
8. Phật giáo trong giai đoạn kỹ thuật số

[sửa] Chú thích

1. ^ Some countries have opted to celebrate on the first full moon (May 1) based on the resolution passed at Conference of the World Fellowship of Buddhists in 1950, whereas others have chosen to do so on the second full moon day (May 31), based on the traditional Chinese calendar. The decision to agree to celebrate Vesak as the Buddha’s birthday was formalized at the first Conference of the World Fellowship of Buddhists (W.F.B.) held in Sri Lanka in 1950, although festivals at this time in the Buddhist world are a centuries-old tradition. What is Veska
2. ^ That this Conference of the World Fellowship of Buddhists, while recording its appreciation of the gracious act of His Majesty, the Maharaja of Nepal in making the full-moon day of Vesak a Public Holiday in Nepal, earnestly requests the Heads of Governments of all countries in which large or small number of Buddhists are to be found, to take steps to make the full-moon day in the month of May a Public Holiday in honour of the Buddha, who is universally acclaimed as one of the greatest benefactors of Humanity. Veska
3. ^ Tổng duyệt Đại lễ Phật đản VESAK 2008
4. ^ Vesak 2008 - Đại lễ lớn nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam

[sửa] Xem thêm

* Sự kiện Phật Đản, 1963

[sửa] Liên kết ngoài

* Đại lễ Phật Đản: Ngày lễ hội tôn giáo của thế giới
* Sẽ có lễ Phật đản lớn nhất từ trước tới nay
* Thông điệp của Tổng Thư ký Liên Hợp quốc
* Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2008 tại Thừa Thiên - Huế


Bài này là bài sơ thảo trong lĩnh vực Phật giáo. Bạn có thể hoàn thiện bằng cách viết bổ sung vào đây. (Xin xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài.)
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Hàn Quốc |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán
Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%85_Ph%E1%BA%ADt_%C4%90%E1%BA%A3n”
Thể loại: Sơ thảo Phật giáo | Lễ hội Phật giáo
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%85_Ph%E1%BA%ADt_%C4%90%E1%BA%A3n

Ý Nghĩa Ngày Lễ Phật Đản 2007

Ý Nghĩa Ngày Lễ Phật Đản 2007

Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
(Cơ sở Phật Học Tịnh Quang Canada)

--o0o---

Năm nay, dương lịch 2007, Phật lịch 2551, nhân lễ kỷ niệm lần thứ 2631 Ðức Phật Thích Ca đản sanh, vào ngày rằm tháng tư (15 - 4) âm lịch, nhằm ngày 31-5-2007, chúng ta cùng nhau ôn lại lịch sử và tìm hiểu ý nghĩa thâm trầm của ngày lễ trọng đại này.

Ðức Phật Thích Ca đản sanh tại vườn Lâm Tỳ Ni thuộc xứ Ca Tỳ La Vệ, được gọi là Thái tử Tất Ðạt Ða (hay Sĩ Ðạt Tha), con của đức vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Gia. Ngài lớn lên trong hoàng cung, vâng lệnh song thân lập gia đình với Công chúa Gia Du Ðà La, và hạ sanh Thái tử La Hầu La. Trong các chuyến xuất cung du ngoạn ngoại thành, Ngài chứng kiến các cảnh: sanh, lão, bệnh, tử trong nhân gian. Từ đó, Ngài luôn luôn trầm tư mặc tưởng, muốn tìm phương tự độ và cứu giúp chúng sanh thoát khỏi cảnh trầm luân sanh tử, cho nên Ngài lìa bỏ hoàng cung, lên đường tìm đạo giải thoát. Sau 6 năm tu khổ hạnh ở chốn rừng già, và 49 ngày đêm ngồi thiền định dưới cội cây bồ đề, tâm trí thanh tịnh, Ngài hoát nhiên giác ngộ, thành Phật, thành bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác, vào năm Ngài được 35 tuổi. Sau đó, Ngài đi khắp nơi thuyết pháp, đem chân lý giác ngộ giải thoát giảng dạy cho mọi người trong 45 năm ròng rã, và Ngài thị tịch, nhập niết bàn, năm 80 tuổi tại khu rừng ta la song thọ.

Toàn bộ lịch sử của Ðức Phật Thích Ca từ ngày đản sanh, đến thành đạo và nhập niết bàn, cũng như toàn bộ giáo lý của Phật giáo, không phân biệt tông phái, nêu lên những điểm quan trọng như sau:

1) Mọi người trên thế gian đều có thể trở thành một vị Phật, một bậc sáng suốt giác ngộ, không phân biệt dân tộc, nam nữ, xuất xứ, đẳng cấp, trẻ già, thời đại, đã có gia đình hay chưa, nếu người đó biết phát tâm tìm hiểu và tu tập theo đúng Chánh pháp, theo đúng bản đồ tu học. Do đó, có hằng hà sa số các vị Phật, từ quá khứ, đến hiện tại và vị lai, chứ không phải chỉ có một vị Phật duy nhất làm giáo chủ là Ðức Phật Thích Ca, còn tất cả các loài chúng sanh khác đều phải thờ lạy theo tinh thần van xin, cầu khẩn một cách tiêu cực. Đây chính là ưu điểm nổi bậc của giáo lý đạo Phật vậy.

2) Ðức Phật không phải là vị thần linh hay thượng đế tưởng tượng chuyên ban phước ra ơn hay giáng họa trừng phạt. Cho nên những ai cúng kiến, tin tưởng, thờ lạy Ðức Phật theo tinh thần van xin, cầu khẩn một cách tiêu cực, dù ở chùa hay ở nhà, đều không đạt được những ước muốn như ý. Bởi vậy, cúng kiến nhiều thì buồn phiền nhiều, tin tưởng nhiều thì thất vọng nhiều, xin xỏ nhiều đau khổ nhiều. Trái lại, những người sống đúng theo tinh thần những lời dạy của Ðức Phật, dù tại gia hay xuất gia, dù có thờ lạy Ðức Phật hay không, cũng đều được an lạc và hạnh phúc hiện thời, giác ngộ và giải thoát mai sau. Đây chính là điểm chí công vô tư của giáo lý đạo Phật vậy.

3) Từ trước thời Ðức Phật xuất hiện trên thế gian này, cuộc đời vẫn thường đầy dẫy những sự đau khổ, bất trắc, đấu tranh, lừa đảo, chứ không phải chỉ có thời hiện tại mà thôi. Do đó, giáo lý của đạo Phật thường được ví như chiếc thuyền, gọi là thuyền bát nhã, tức là thuyền từ bi trí tuệ, giúp đỡ con người vượt qua bể khổ, sông mê, lướt qua bát phong của cuộc đời, đến bến bờ giác ngộ và giải thoát. Ðức Phật vẫn sống ngay trên thế gian này, vẫn gặp bao nhiêu khổ nạn của cuộc đời, nhưng tâm trí của Ngài vẫn an nhiên tự tại, không cần phải đợi đến lúc về tây phương cực lạc hay thăng lên thiên đàng! Ðây chính là cốt tủy của đạo Phật vậy.

4) Ðạo Phật là một tôn giáo, cho nên cũng có những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện, cốt để giúp đỡ những người đang đau khổ trên thế gian này tìm đến với đạo, trong những bước ban đầu. Nếu như con người, dù tại gia hay xuất gia, đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện mà thôi, cứ đứng ở đó bao nhiêu năm trời, cho rằng như vậy là đủ rồi, không chịu bước thêm bước nữa, thì đau khổ vẫn hoàn khổ đau, có khác chi bao nhiêu người khác đâu? Bước đó chính là: phát tâm học hỏi, tìm hiểu Chánh pháp, xem Ðức Phật dạy những gì, để có thể áp dụng trong cuộc sống thực tế hằng ngày, đạt an lạc và hạnh phúc, thêm nữa đạt được: giác ngộ và giải thoát. Ðây chính là chánh kiến và chánh tín của đạo Phật vậy.

5) Các buổi lễ của Phật giáo, quan trọng nhứt là Lễ Phật Ðản, đều nhằm mục đích dẫn dắt con người đến với đạo, xoa dịu bớt những nỗi khổ đau của cuộc đời. Và mục đích quan trọng hơn hết là: "hãy bước vào cửa đạo", chứ không phải chỉ bước vào cửa chùa rồi thôi, hay vẫn cứ đi lang thang, lòng vòng bên ngoài, bằng lòng với các hình thức cúng kiến, lễ lạy, các buổi văn nghệ xổ số, các cuộc hành hương thương mại, các cuộc vận động in sách cầu vãng sanh lưu xá lợi, kêu gọi đóng góp tạo chùa to tượng lớn, mà không quan tâm việc tu học, không lo việc tu tâm dưỡng tánh, không biết đến Chánh pháp là gì? Bước vào cửa đạo nghĩa là: phải biết tu học theo lời Ðức Phật dạy trong các kinh sách, để đạt giác ngộ và giải thoát, chứ không phải là: không chịu học, chỉ tu mù, ai bảo sao làm vậy, ai nói sao nghe vậy, người trước làm người sau sao y bản chính, chẳng hiểu ý nghĩa, có nhiều điều hết sức mê tín dị đoan! Ðây chính là mục đích cứu cánh của đạo Phật vậy.

* * *

Theo truyền thuyết, ngay khi Thái tử Tất Ðạt Ða đản sanh, có hai vị Long vương đến phun hai dòng nước tắm cho Thái tử. Một vị phun dòng nước lạnh và một vị phun dòng nước nóng. Hai dòng nước lạnh và nóng tượng trưng cho hai cảnh giới thuận nghịch của cuộc đời, hai cảnh giới vui buồn, sướng khổ của cuộc sống hằng ngày, mà tất cả mọi người sanh ra trên thế gian này phải chịu đựng. Thái tử Tất Ðạt Ða đã chịu đựng được hai dòng nước lạnh nóng, cho nên sau này Ngài trở thành Ðức Phật Thích Ca. Trong kinh sách, Ðức Phật dạy rằng: người nào chịu đựng được những sự thuận nghịch của cuộc đời, mà tâm vẫn bình thường, bình tĩnh thản nhiên, an nhiên tự tại, thì người đó sẽ là một vị Phật trong tương lai. Ðây chính là ý nghĩa hết sức thâm sâu vi diệu của đạo Phật vậy.

Trong kinh sách, những cảnh thuận nghịch của cuộc đời được gọi là: bát phong. Bát là tám, phong là ngọn gió. Bát phong chia làm bốn cặp, mỗi cặp gồm hai cảnh giới đối nghịch, đó là: lợi và suy, hủy và dự, xưng và cơ, khổ và lạc. Lợi là những điều thuận lợi, đem lợi lộc, tài lợi đến cho con người. Suy là suy tàn, suy sụp, đem đến sự thua lỗ, mất mát cho con người. Cả hai điều này đều làm cho tâm của con người xao động, bất an. Hủy là hủy báng, chê bai làm cho tâm con người bị động. Dự là danh dự, khen tặng cũng làm cho tâm con người bị động. Kế đến là xưng và cơ, nghĩa là xưng tán, tán tụng, nói tốt, và cơ bài, bài bác, chỉ trích, nói xấu. Hai ngọn gió này của cuộc đời cũng làm cho tâm của con người bị xao động. Cuối cùng của bát phong là khổ nạn và lạc thú trên trần gian. Trên đời này, cảnh khổ quá nhiều, sanh lão bệnh tử là khổ, cầu mong không được cũng khổ, thương yêu phải chịu chia ly là khổ, thù ghét gặp nhau cũng khổ, thân thể ốm đau là khổ, tâm loạn động nhiều, bất an cũng khổ. Còn lạc thú trên đời cũng không ít việc đưa đến phiền não khổ đau. Chẳng hạn trò chơi bài bạc đỏ đen, tưởng là vui thú, nhưng thường dẫn tới hoàn cảnh bần cùng túng thiếu, tiền mất tật mang, lang thang lếch thếch, vợ bỏ con chê, mê chi cờ bạc, xạt nghiệp trắng tay, cửa nhà tan nát!

Trong Phật giáo, thường có nhiều hình thức nghi lễ, nhằm mục đích truyền bá giáo lý sâu rộng trong nhân gian, giúp đỡ mọi người xây dựng cuộc sống hiện đời được an lạc và hạnh phúc hơn. Nhân ngày rằm tháng tư âm lịch hằng năm, khắp nơi tưng bừng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Ðức Phật đản sanh, để ghi nhớ công đức của bậc toàn giác tìm ra con đường cứu độ chúng sanh được giác ngộ và giải thoát khỏi phiền não khổ đau và sanh tử luân hồi. Trong phần nghi lễ kỷ niệm ngày Ðức Phật đản sanh, luôn luôn có tiết mục tắm Phật. Nghi lễ tắm Phật dựa vào truyền thuyết có hai vị Long vương phun hai dòng nước, một dòng nước lạnh và một dòng nước nóng, tắm cho Thái tử Tất Ðạt Ða trong ngày đản sanh. Mọi người đều hoan hỷ sắp hàng, tâm niệm Phật, miệng niệm Phật, chờ đến phiên mình tiến lên lễ đài để múc nước tắm cho tôn tượng Ðức Phật đản sanh. Khi múc gáo nước đầu tiên tắm cho vai phải tôn tượng Ðức Phật đản sanh nhỏ nhắn, chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp thuận cảnh, phải lòng, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản nhiên. Khi múc gáo nước thứ hai tắm cho vai trái tôn tượng Ðức Phật đản sanh nhỏ nhắn, chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp nghịch cảnh, trái lòng, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản nhiên. Việc làm này mang nhiều ý nghĩa vi diệu, có ích lợi lớn cho việc tu học, có thể chuyển hóa tâm trạng của con người từ phiền não khổ đau thành an lạc và hạnh phúc. Ðây chính là ý nghĩa sâu xa của nghi lễ tắm Phật vậy.

* * *

Trong các buổi lễ kỷ niệm ngày đức Phật đản sanh, chúng ta thường thấy hoạt cảnh, hoặc bức tranh vẽ Ðức Phật đản sanh đứng trên đóa hoa sen thứ 7, phía sau có 6 đóa hoa sen khác, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất. Bức tranh đó được vẽ theo truyền thuyết: Ngay khi đản sanh, Ðức Phật bước trên 7 đóa hoa sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, và tuyên bố: "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn".

7 đóa hoa sen tượng trưng cho thất chúng trong đạo Phật, đó là: Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, Thức xoa ma na ni, Sa di, Sa di ni, nam Phật Tử và nữ Phật Tử. Nói chung là toàn thể con người, dù tại gia hay xuất gia đều có thể áp dụng giáo lý của đạo Phật trong cuộc sống hằng ngày để được an lạc hạnh phúc và giác ngộ giải thoát. Muốn được như vậy, con người phải chứng được bản tâm thanh tịnh, được ví như đóa hoa sen, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, cho nên vẫn sống trong trần đời đầy dẫy các điều hệ lụy, bất an, bất trắc, bất như ý, mà chẳng cảm thấy phiền não khổ đau!

Khi thành đạo dưới cội cây bồ đề, Ðức Phật ngồi trên thảm cỏ, nhưng trong hình vẽ hay tôn tượng, Ðức Phật đều ngồi trên tòa sen, tượng trưng cho bản tâm thanh tịnh. Ngài đã giác ngộ được rằng: tất cả mọi chúng sanh đều có bản tâm thanh tịnh đó, cho nên đều có thể trở thành một vị Phật, nếu biết thực hành pháp môn tu tâm dưỡng tánh.

Bản tâm thanh tịnh trong kinh sách Phật giáo được gọi với nhiều danh từ khác nhau, chẳng hạn như là: chân ngã, chân tâm, chân tánh, Phật tâm, Phật Tánh, bản lai diện mục, v.v. Do đó, câu nói: "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn", có nghĩa là trong 6 cõi luân hồi: trời, người, atula, địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, hay nói gọn hơn: trên trời dưới đất, chỉ có chân ngã, tức là bản tâm thanh tịnh, là đáng tôn kính. Người giác ngộ được điều này, sẽ giải thoát được phiền não khổ đau và sanh tử trong 6 cõi luân hồi, đứng trên tòa sen thứ 7, tức là an trú nơi cảnh giới niết bàn: thường, lạc, ngã, tịnh.

* * *

Một điều căn bản khác, chúng ta cần biết là: Phật lịch luôn luôn được tính thêm 544 năm vào dương lịch, kể từ năm Ðức Phật nhập diệt, trước công nguyên. Cho nên năm nay dương lịch 2007, Phật lịch chính là năm 2551 (= 2007 + 544). Tuổi thọ của Ðức Phật là 80 tuổi, cho nên năm đức Phật đản sanh được cộng thêm 80 năm vào Phật lịch. Tóm lại, năm nay dương lịch là 2007, Phật lịch là 2551, Lễ Phật đản 2631 (= 2551 + 80). 
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ

Cơ-sở Phật-học Tịnh-Quang Canada

108-123 Railroad St., Brampton, ON, L6X 1G9

Tel: 647-828-1016

cutranlacdao@yahoo.com

cosophathoctinhquangcanada.org
http://www.asia-religion.com/TNAC/YNghiaPhatDan.htm

Ý NGHĨA LỄ PHẬT ĐẢN 2008

Ý NGHĨA LỄ PHẬT ĐẢN 2008



Cao Huy Thuần



Từ hơn bốn chục năm nay, chưa bao giờ chúng ta tổ chức một lễ Phật Đản lớn như lần này. Lớn về cả mọi mặt: về tôn giáo, về văn hóa, về xã hội, và, xin nói thẳng, về cả chính trị. Tại sao tôi dám nói: về cả chính trị? Đơn giản quá, vì rằng thủ đô của chúng ta, Hà Nội, là thủ đô Phật giáo của thế giới trong ba ngày vừa qua. Mà không phải chỉ trong ba ngày. Cả năm! Cả năm nay, từ ngày Việt Nam đăng cai tổ chức “Ngày Phật Đản của LHQ” 2008, cả thế giới đều biết Việt Nam không phải chỉ là một nước đã có chiến tranh, cũng không phải chỉ là một nước đang trên đà phát triển kinh tế: Việt Nam sáng lên như một nước có văn hiến, có bản sắc, trong một thế giới mà nhiều người cho là đang đi đến đồng bộ. Như vậy chẳng phải là một thắng lợi chính trị của Việt Nam hay sao? Năm ngoái, trước ta, Thái Lan đã được vinh hạnh tổ chức ngày Đại Lễ này, và ngày đó, năm ngoái, trùng hợp với ngày nhân dân Thái ăn mừng thượng thọ Nhà Vua 80 tuổi. Năm nay, ta ngần ngại gì mà không nói: ta tổ chức Phật Đản và ăn mừng chiến thắng chính trị và văn hóa của nước ta? Hãy nói lên một lần nữa: trong ba ngày vừa qua, Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới; trong Ngày Trăng Tròn năm nay, Huế, tiếp nối Hà Nội, cùng với cả nước, là thủ đô của thế giới Phật giáo. Hà Nội vừa biểu dương khí thế chính trị và văn hóa của nước; đến lượt Huế biểu dương khí thế tôn giáo và văn hóa của dân. Đất cố đô này, và toàn cả nước, bày ra cho thế giới thấy một xã hội tôn giáo đầy chất sống, rực rỡ màu sắc, sẵn sàng tạo hậu thuẫn cho một Nhà nước “vì dân, từ dân, lấy dân làm gốc”. Chính trong tinh thần đó mà tôi hân hoan chào mừng sự hiện diện của chính quyền trong Ban tổ chức Đại Lễ Phật Đản 2008. Tôi không xem đây như việc chính quyền xen vào nội bộ tôn giáo. Đặc biệt, tôi xem đây như một việc làm rất có ý thức, thể hiện điều tôi vừa nói: Nhà nước và Phật giáo cùng tổ chức ăn mừng chung một thắng lợi chung, một ngày rực rỡ chung.

Ý nghĩa của Phật Đản 2008 là như vậy. “Ngày Phật Đản của LHQ” này nói lên 3 sự kiện nổi bật. Một, là Phật giáo nói chung lớn mạnh trên thế giới. Hai, là Việt Nam lớn mạnh trên thế giới. Ba, là Phật giáo Việt Nam lớn mạnh trên thế giới. Đó là 3 điểm mà tôi sẽ triển khai.



Điểm thứ nhất: Phật giáo lớn mạnh trên thế giới

Phật giáo lớn mạnh, trước hết là vì bản chất của Phật giáo. Phật giáo mang đến giải pháp cho con người, con người nói chung, chứ không phải riêng gì cho người xứ này xứ nọ. Không như Ấn Độ giáo chỉ liên quan đến người Ấn, Thần giáo chỉ liên quan đến người Nhật, hoặc Do Thái giáo chỉ liên quan đến người Do Thái, Phật giáo, trái lại, đã là người thì ai cũng có thể đón nhận thông điệp của đức Phật.

Phật giáo lớn mạnh, thứ hai, là vì bản chất của chính thông điệp Phật giáo. Chiến tranh, hận thù, nghèo đói, bạo lực, áp bức, thời nào cũng có, nhưng thời nay, với phương tiện truyền thông nhanh như chớp, bao nhiêu hiện tượng đó nằm ngay trước mắt bất cứ ai, dù không phải là nạn nhân. Nạn nhân khổ đã đành, người xem cảnh khổ trên màn ảnh cũng không thể không suy tư về cái khổ. Cái khổ diễn ra muôn hình vạn trạng. Ở xứ nghèo, khổ vì đói. Ở xứ giàu, khổ vì cô đơn, vì bất an trong nghề nghiệp, vì lạnh lẽo trong gia đình, vì mất an ninh trong xã hội, vì bị đe dọa ngay cả trong thức ăn và không khí, vì mất phương hướng trong cuộc sống. Và dù giàu hay nghèo, ở đây hay ở đó, nhân loại nói chung, không trừ ai, đều là nạn nhân của một phi lý khiếp đảm, phi lý của cạnh tranh bất chính, bất lương, đưa cạnh tranh lên mức tận diệt môi trường, hủy hoại trái đất, đe dọa đời sống của thế hệ tương lai. Và như thế để làm gì? Để đè bẹp kẻ khác, để thống trị, để làm bá chủ.

Trước một thế giới bạo lực như vậy, ai có tư duy mà không nghĩ đến hình ảnh ngọn lửa trong kinh, lửa tham, lửa sân, lửa si? Hiển nhiên, đức Phật nói đến ngọn lửa thiêu đốt trong tâm con người, nhưng lửa đang thiêu đốt thế giới có xa lạ gì với lửa thiêu đốt con người? Tìm ở đâu cho thế giới hôm nay tiếng nói hòa bình đích thực, thuần khiết, tiếng nói từ bi thuần khiết, đích thực, nếu không phải nơi thông điệp của đức Phật? Cho nên các ông tổng thư ký LHQ không ngớt lời nhắc nhở điều đó mỗi mùa Phật Đản. Họ nói: “Thông điệp đó ngày nay còn quan trọng hơn bao giờ cả”.

Phật giáo lớn mạnh, thứ ba, là vì con người ngày nay, trong thời hiện đại, gặp nhiều vấn đề tâm linh và tâm lý khó giải quyết và họ tìm được nơi Phật giáo giải pháp thích hợp nhất. Đó là lý do giải thích tại sao Phật giáo không ngừng lớn mạnh tại Âu Mỹ trong vòng phần tư thế kỷ vừa qua. Khoa học, kỹ thuật đã mang lại cho con người nói chung bao nhiêu lợi ích vật chất, và đã mang lại cho Âu Mỹ trù phú về vật chất, tự do về tư tưởng. Thế nhưng con người vẫn là con người, nghĩa là vẫn ham muốn vô cùng tận, bao giờ cũng thấy thiếu. Ngày xưa, cái cảm giác thiếu ấy đã khiến con người ở các xứ đó tạo ra thượng đế để lấp vào chỗ thiếu; ngày nay, thượng đế ở trên trời không đóng nổi vai trò ấy nữa, một thượng đế khác ở dưới đất thay thế ngay, và một tôn giáo khác điền chỗ vào: ấy là tôn giáo tiêu thụ. Ông thần ấy đánh đúng vào tâm lý thiếu của con người: một nhu cầu được thỏa mãn lập tức biến ngay thành thiếu. Từ nhu cầu căn bản đến nhu cầu hưởng thụ, con người hiện đại chạy theo cái thiếu hụt hơi.

Các bạn trẻ đang nghe tôi nói, một trong những vấn đề làm các bạn khó hiểu nhất khi đến với đạo Phật lại chính là vấn đề căn bản nhất mà nếu hiểu thì cái gì cũng hiểu. Sau khi chứng ngộ dưới cây bồ đề, đức Phật tuyên bố chân lý đầu tiên: cuộc đời là khổ. Các bạn đừng hiểu chữ khổ một cách nông nổi, cạn hẹp. Đức Phật đã phân tích trạng thái khổ dưới nhiều dạng khác nhau. Khổ vì thân xác: đau yếu, bệnh tật, già chết. Khổ vì tinh thần: yêu mà không được yêu, yêu mà phải xa cách, ghét mà phải gần gũi, muốn mà không có được, có mà không giữ được, có mà hóa ra lầm, tưởng thế mà không phải thế ... Các bạn sẽ nói: thiếu gì giây phút hạnh phúc! Quả vậy, nhưng hãy chiêm nghiệm mà xem: hạnh phúc có đấy nhưng đã qua vèo, không có cái gì thường còn trong đời sống này. Các bạn lại sẽ hỏi: vậy thì đạo Phật bi quan rồi? Không! Vậy thì đạo Phật lạc quan? Cũng không! Đạo Phật chỉ thấy sao nói vậy; đạo Phật chỉ vào sự thật mà bất cứ ai biết nhìn, biết chứng nghiệm với chính kinh nghiệm bản thân, đều thấy. Các bạn lại hỏi nữa: như vậy đạo Phật không biết đến hạnh phúc hay sao? Đâu phải! Hạnh phúc chính là chuyện mà đạo Phật nhắm đến. Đức Phật nói khổ là để tìm nguyên nhân của khổ, rồi con đường dẫn ra khỏi khổ. Và tận cùng là gì? Là hạnh phúc! Hạnh phúc thực sự chứ không phải là những thú vui mà ta cứ tưởng lầm là hạnh phúc. Khi ta biết rằng những thú vui rồi sẽ đi qua, đừng chạy theo nó hụt hơi nữa, thì đồng thời ta cũng sẽ thấy cái gì ở lại với ta: cái đó là hạnh phúc, hạnh phúc thực sự.

Bây giờ, tôi trở lại với con người hiện đại, nhất là tại Âu Mỹ. Ở thành phần trung lưu, thật sự họ có thiếu cái gì đâu! Vậy mà họ cảm thấy thiếu thường xuyên, càng có càng thiếu. Y hệt như người khát nước cứ uống nước mặn, càng uống càng khát. Cái tâm lý ấy, tình trạng ấy, là tâm lý gì, tình trạng gì? Là thất vọng. Là không thỏa mãn. Bao giờ cũng không thỏa mãn. Có rồi vẫn thất vọng. Đó là cái tâm lý, cái tình trạng mà đức Phật diễn tả trong chữ “khổ” Khổ ấy mênh mông, mà bây giờ người trung lưu phương Tây thấy rõ hơn ai hết. Các bạn trẻ đừng sợ khi nghe nói: con người trầm luân trong biển khổ. Cái biển khổ ấy, người phương Tây thấy mình ngụp lặn trong đó, rồi từ đó họ chứng nghiệm thông điệp của đức Phật. Không ai cải đạo họ cả, chính họ tìm đến đức Phật.

Vậy, Phật giáo là đạo của giải thoát, đạo của từ bi, đạo của hòa bình. LHQ tuyên bố, qua miệng của nguyên Tổng thư ký Perez de Cuellar trong ngày Phật Đản 1986: “Triết lý ấy nằm chính trong tim của Hiến chương LHQ và phải được biểu dương trong mọi suy nghĩ của chúng ta”. Với sự lớn mạnh của ảnh hưởng Phật giáo trên thế giới, LHQ bước thêm bước nữa: năm 1999, Đại hội đồng LHQ biểu quyết công nhận ngày Phật Đản là ngày của quốc tế, được làm lễ kỷ niệm tại trụ sở LHQ và tại tất cả các cơ quan của LHQ. Từ năm 2000, lễ Phật Đản mỗi năm đều được cử hành trong khung cảnh đó. Năm 2007, đặc biệt lễ Phật Đản trùng hợp với ngày đăng quang thứ 60 và ngày sinh nhật thứ 80 của Nhà Vua, Thái Lan tổ chức “Ngày Phật Đản của LHQ” một cách trọng thể chưa hề thấy. Việt Nam là nước thứ hai sau Thái Lan lãnh vinh dự này năm nay, và Hà Nội, sau Bangkok, trở thành thủ đô Phật giáo của thế giới trong mùa Phật Đản năm 2008. Đó là điểm thứ nhất mà tôi vừa nói: Phật giáo đang lớn mạnh trên thế giới.

Tôi bước qua điểm thứ hai: Viêt Nam lớn mạnh trên thế giới.



Điểm thứ hai: Việt Nam lớn mạnh trên thế giới

Không phải tôi bênh gì nước tôi, nhưng tôi phải nói ngay: Việt Nam hơn Thái Lan. Hơn chỗ nào? Ở chỗ Việt Nam là nước đầu tiên, chứ không phải nước thứ hai như tôi vừa nói. Lý do là thế này: Bắt đầu từ 2005, “Ngày Phật Đản của LHQ” được tổ chức tại Cơ quan châu Ấ-Thái Bình Dương của LHQ, mà trụ sở đặt tại Bangkok. Như vậy, Phật Đản 2007, tuy trọng thể, vẫn không có ý nghĩa gì đặc biệt đứng về mặt quốc gia đăng cai. Thái Lan, vì có trụ sở của LHQ tại kinh đô, nên đương nhiên được hưởng lộc Phật Đản. Việt Nam, không có trụ sở của LHQ, mà được LHQ trao lộc cho, thế mới đáng nói. Như vậy mà không phải là nước đầu tiên thì là gì?

Chúng ta nên hãnh diện cho đất nước của chúng ta về sự kiện lịch sử này. Hãnh diện về nhiều mặt.

Trước hết, uy tín của Việt Nam trên thế giới lên cao. Năm qua, Việt Nam là thành viên của Hội đồng bảo an LHQ. Việt Nam đã tổ chức thành công những hội nghị quốc tế quan trọng.

Thứ hai, Việt Nam nhận ra được gốc gác của mình mà ngôn ngữ nhà Phật gọi là bản lai diện mục. Như một người trở về lại nhà mình, Việt Nam tìm lại được bộ mặt thật của Việt Nam. Phật giáo không muốn chiếm độc quyền trong bản lai diện mục đó. Nhưng hãy xem: ai đã tạo ra văn hóa, ai đã tạo ra đạo đức, ai đã tạo ra tâm hồn cho dân tộc ngày hôm nay? Nhờ đâu mà chúng ta đã không rơi hẳn vào quỹ đạo văn hóa của Trung Hoa, với thầy Khổng, thầy Mạnh, tứ thư, ngũ kinh thuộc lòng như húp cháo của cả tầng lớp nho sĩ nắm quyền? Nhờ đâu mà chúng ta đã không hướng về phương Bắc để lạy như một thánh địa? Tất nhiên có người sẽ nói: tại vì chúng ta có văn hóa bản địa. Nhưng văn hóa bản địa thì khó thấy; văn hóa Phật giáo thì sờ sờ trước mắt. Như một chất xúc tác, Phật giáo đã dung hóa tất cả, góp phần tạo ra bộ mặt văn hiến mà Nguyễn Trải, một người uyên thâm Phật giáo, đã xác quyết ngay trong những câu đầu của Bình Ngô Đại Cáo: “Nước ta là một nước văn hiến”. Để tuyên ngôn độc lập với phương Bắc, Nguyễn Trãi tôn văn hiến lên hàng đầu, văn hóa là linh hồn của một dân tộc.

Bây giờ đây, nước ta đã hết Bắc thuộc, đã hết Tây thuộc, hết chiến tranh, hết ngoại thuộc, bây giờ đây, chủ quyền đã được củng cố, phần xác đã tạm ổn, hãy lo phần hồn cho dân tộc, bởi vì đó mới chính là sức mạnh trường tồn. Làm nước đầu tiên không có trụ sở của một cơ quan LHQ đăng cai tổ chức Phật Đản, Việt Nam xác nhận long trọng trước thế giới gốc gác của mình và cả hướng đi của mình. Hướng đi đó mở ra một chân trời ngoại giao đầy thiện cảm với thế giới và nhất là với lân bang.

Thứ ba, và đây là điểm quan trọng nhất, Việt Nam lớn mạnh cho nên không ngần ngại đối mặt với những vấn đề nhạy cảm nhất của thời đại. Đó là những vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong chính chủ đề của “Ngày Phật Đản của LHQ” 2008. Chủ đề của LHQ ghi rõ: “Đóng góp của Phật giáo vào việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và dân sự”. Vấn đề đặt ra trong ngày lễ trọng đại như thế này, trên đà tiến như thế này của đất nước, chúng ta có bổn phận phải trả lời như một người trưởng thành.

Thế nào là công bằng trước mắt Phật giáo? Muốn trả lời một cách cụ thể, không gì bằng nhìn hình ảnh của chính đức Phật và xã hội chung quanh Ngài. Thầy và trò sống như nhau, không khác: một bình bát, ba tấm y. Trò đi khất thực, Thầy cũng đi khất thực, Thầy cũng bưng bình bát đứng trước cửa nhà dân, không phân biệt giàu nghèo sang hèn. Thầy không bắt trò mang thức ăn về cho mình, Thầy đội chung giờ ngọ và mặt trời trên đầu cùng với trò. Hành động khất thực cũng là một hành động công bằng: ở đây không có kẻ xin người cho, ở đây ai cũng cho, một bên cho thực phẩm, một bên cho phước đức. Đức Phật tự mình đi khất thực, chính cũng vì muốn cho, tự mình cho, và đức Phật mà cho thì phước đức lớn không lường được. Công bằng là như vậy: không phải chỉ biết đòi mà còn biết cho. Trong một xã hội mà ai cũng chỉ đòi, không ai biết cho, thì dù xã hội đó có thực hiện được công bằng đi nữa, trước sau gì cũng mất tự do.

Công bằng nằm trong cái nhìn của đức Phật về con người: con người ai cũng có Phật tính như ai, cho nên mọi sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn, nam nữ, giai cấp, đều không có nghĩa. Ngài A Nan, đại đệ tử của Phật, đã nói một câu nhẹ nhàng mà triệt để cách mạng với cô thiếu nữ hạ tiện không dám múc nước giếng dâng ngài, sợ bàn tay hạ tiện làm bẩn nước: “Tôi xin nước chứ không xin giai cấp”. Tôi kể thêm: ai cạo tóc cho đức Phật? Bác thợ cạo Upali, giai cấp hạ tiện! Vậy mà bác cũng đã trở thành đại đệ tử, bác đã chứng A-la-hán!

Nhưng công bằng có phải là ai cũng ngang nhau, bằng nhau tuyệt đối hay không? Chắc chắn là không, không bao giờ có tình trạng đó. Đức Phật thấy ai cũng có Phật tính như ai, nhưng Ngài cũng thấy ai giác ngộ sớm hơn ai. Gặp người đã chín muồi giác ngộ, dù người đó là tướng cướp, Ngài chỉ dạy thêm một lời là người đó chứng A-la-hán. Trong hàng đệ tử của Ngài, đâu có phải ai cũng là A-la-hán? Ngang nhau nhưng không giống nhau, bình đẳng nhưng không đồng đẳng, đó là căn bản của công bằng. Bởi vậy, sự phân biệt duy nhất trong Phật giáo giữa người với nhau là sự phân biệt dựa trên khả năng giải thoát, dựa trên đức hạnh. Luật của nhà chùa y theo quan niệm công bằng như thế mà xử. Người có đức hạnh lớn không bị xử ngang hàng như người có đức hạnh nhỏ. Tỷ như bỏ một nắm muối vào chén nước, nước mặn uống không được; bỏ nắm muối vào chum nước, nước uống được, chẳng sao. Người ít đức thiện ví như chén nước: nếu người ấy làm thêm một điều bất thiện nữa, nào có khác gì bỏ muối vào chén. Người có nhiều đức thiện, ví như nước trong chum, lỡ lầm làm một điều bất thiện, muối ấy đâu có làm mặn nước. Đó là phẩm “Hạt Muối”, áp dụng trong luật nhà chùa. Ngang nhau nhưng không giống nhau. Tất nhiên, đây là tội về đức hạnh, không phải tội ngoài đời.

Áp dụng quan niệm ấy vào đời trong tình trạng bất bình đẳng giàu nghèo tàn nhẫn hiện nay, tất nhiên Phật tử chúng tôi đau xót cho tình trạng bất nhẫn này và mong được cải thiện, nhưng chúng tôi cũng đi đến cùng một kết luận với nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt khi ông viết gần dây: “Kinh nghiệm sau hơn hai thập kỷ đổi mới cho thấy, không thể có “công bằng” đúng nghĩa trong một xã hội mà tất cả đều nghèo. Cũng không thể “cào bằng” bằng cách “điều tiết” hết lợi ích của người giàu để chia cho người nghèo. Xã hội sẽ không phát triển nếu không có chính sách kích thích một bộ phận dân chúng vươn lên làm giàu chính đáng”.

Công bằng là như thế. Là Nhà nước phải giải phóng những lực lượng nào có khả năng làm phát triển đất nước, đừng kìm hãm họ lại. Những lực lượng đó, hiện nay có hai: một là doanh nhân tư nhân độc lập; hai là trí thức. Một bên là của cải lương thiện, một bên là cái đầu sáng tạo. Không có hai lực lượng đó, Âu châu đã chẳng bao giờ làm được cách mạng kỹ nghệ và thế kỷ Khai Sáng, đưa họ lên địa vị hàng đầu thế giới.

Tôi chỉ xin mượn câu viết của ông Võ Văn Kiệt để nói thêm một lời về lãnh đạo. Dân thường nghe nói: lãnh đạo phải cao hơn người khác một cái đầu. Quá đúng! Thế nhưng, cao hơn một cái đầu không có nghĩa là mình cứ lùn và đè đầu mọi người khác xuống để mình cứ cao hơn. Thế nào là lãnh đạo cao hơn một cái đầu? Tôi lại kể chuyện Phật. Có một người Bà la môn nghe nói thân Phật cao 1 trượng 6 thì không tin, bèn vào rừng chặt một cây trúc dài để đem đến đo Phật. Ông càng đo thì Phật càng cao. Vác cái thang đến, leo lên thang để đo, vẫn thế, sào cao đến đâu, Phật cao hơn sào đến đó. Lãnh đạo là như vậy, là tự mình cao mãi hơn, cao hơn cả chính mình, cao về tài năng, cao về đạo đức. Đó là công bằng.

Bây giờ là dân chủ. Tôi lại kể chuyện đức Phật. Luật của nhà chùa buộc tăng ni phải họp nhau có định kỳ để chỉ lỗi cho nhau và để sửa lỗi. Luật đó có từ lúc nào? Có từ đời đức Phật. Cứ sau ba tháng an cư, Phật lại họp tăng chúng để “tự tứ”, nghĩa là để sửa lỗi cho nhau và cùng sám hối lỗi. Phật trải tọa cụ ngồi giữa khoảng đất trống, tỷ kheo ngồi chung quanh. Phật hỏi tăng chúng: “Hôm nay tôi tự tứ: tôi có lỗi với ai không? Thân, miệng, ý của tôi có phạm lỗi gì không?” Phật hỏi ba lần như vậy. Đã ai thấy một vị giáo chủ của một tôn giáo nào có tư tưởng, hành động và tập quán như vậy chưa? Lãnh đạo mà cư xử như thế, thế gian cũng không thấy. Từ đó suy ra: dân chủ là lãnh đạo không phải chỉ thường xuyên biết nghe ý kiến của dân, mà còn tổ chức, thành lập, áp dụng định chế để dân chỉ lỗi, sửa lỗi. Phát triển ý đó, thiếu gì biện pháp để thực hiện dân chủ!

Tôi lại kể thêm chuyện đức Phật. Trong “Mười bổn phận của vua” mà Ngài khuyên, điều thứ 8 nguyên văn như sau: “Kiên nhẫn, biết tha lỗi, khoan dung, hiểu biết. Vua phải có khả năng chịu đựng những thử thách, những khó khăn, và những lời nhục mạ mà không giận”. Nhục mạ mà còn không giận, huống hồ chỉ là phê bình, chỉ trích! Chỉ là phê bình, chỉ trích xây dựng! Điều thứ 10 nói tiếp theo: “Không chống lại, không làm bế tắc. Nghĩa là vua không được chống lại ý muốn của dân, không ngăn cản một biện pháp nào có lợi cho hạnh phúc của dân chúng. Nói một cách khác, vua phải hòa hợp với dân”. Đó là nguyên văn điều 10.

Từ đó mà suy ra, cũng không thiếu gì biện pháp để cụ thể hóa lời khuyên “đừng chống lại ý muốn của dân”. Chỉ chừng đó thôi, chừng đó thôi, quá đủ để thực hiện dân chủ mà không cần phải vay mượn lý thuyết của ai, dưới áp lực của ai, từ chân trời nào khác.

Nhưng muốn nói thêm nữa thì tôi kể thêm. Lúc nhập diệt, Phật không chỉ định ai để thay thế Ngài thống lĩnh tăng chúng. Ngài nói: “Sau khi ta nhập diệt, hãy lấy Pháp và Luật làm Thầy”. Pháp là lời Phật dạy. Giới luật là đạo đức và luật áp dụng trong đời sống của tăng ni. Ai nghiên cứu giới luật của Phật giáo đều ngạc nhiên về tính cách dân chủ trong đó. Ở đây, tôi chỉ muốn nhấn mạnh một điểm này thôi: lấy Pháp và Giới Luật làm thầy nghĩa là gì? Nghĩa là bản thân của lãnh đạo cũng chịu ở dưới Pháp và dưới Luật như tất cả mọi người. Ngôn ngữ ngày nay gọi đó là “Nhà nước pháp quyền”, điều kiện tất yếu của dân chủ.

Tôi nói thêm nữa. Tinh hoa của đạo Phật là gì? Là chống giáo điều. Tinh hoa ấy toát ra từ mỗi lời dạy của đức Phật. Bài kinh Kalama chẳng hạn đã làm thế giới kinh ngạc về tư tưởng chống giáo điều, chống việc tin mà không hiểu. Phật dạy: đừng tin bất cứ ai, bất cứ điều gì mà tự mình không hiểu rõ. Thậm chí Phật còn dạy một vị tăng phải quan sát, xem xét chính Ngài thật kỹ cho đến khi nào hoàn toàn được thuyết phục. Hiểu cho rõ rồi mới tin. Cho đến phút cuối, trước khi nhập diệt, Phật còn khuyến khích đệ tử hỏi những chỗ nào chưa hiểu rõ trong giáo lý của Ngài để Ngài giảng lại lần cuối. Không ai hỏi, Ngài thúc: “Nếu vì kính trọng ta mà không ai tự mình đặt câu hỏi, cứ nhờ người khác hỏi thế cho”.

Cái gì chứa đựng trong những câu nói đó? Không phải chỉ là tự do tư tưởng mà còn là tư tưởng rốt ráo về tự do, tư duy rốt ráo về tự do: đó là tự do căn bản, tự do nằm trong tinh túy của mọi nền dân chủ. Không thể có dân chủ nếu ta bị bắt buộc phải nghe mà không tin, nghe những điều mà ta thấy là không đúng, là trái với sự thực trước mắt. Cũng không thể có dân chủ nếu ta buộc người khác không được nói. Đức Phật căn dặn trước khi nhập diệt: “hãy đặt câu hỏi”. Đặt câu hỏi, tức là thúc dục người khác nói. Và người khác dám nói là vì ta biết nghe. Nghe và nói trong tinh thần đó tức là khoan dung, và cả thế giới đều xưng tụng tinh túy khoan dung trong giáo lý của Phật. Tinh thần khoan dung đó, văn hóa khoan dung đó, vua A Dục ngày xưa đã cho khắc vào trụ đá vá áp dụng triệt để. Vua A Dục là Phật tử thuần khiết, vậy mà dưới triều đại A Dục, mọi tôn giáo đều được tôn trọng trong vương quốc rộng lớn của vua. Ông không tuyên truyền; ông không nhồi sọ. Đức Phật không bao giờ phán. Bất cứ ai đến chất vấn, Ngài đều dùng đối thoại để thuyết phục. Phật là ông thầy giảng bài một cách khoa học.

Tôi lại xin nói thêm nữa, và đây cũng là căn bản của đạo Phật. Giáo lý của đức Phật dạy sự chừng mực, vừa phải. Mà vừa phải, chừng mực, là căn bản của dân chủ. Bất cứ sự thái quá nào đều làm hỏng dân chủ. Tự do thái quá thì hỗn loạn. Tập trung quyền lực thái quá thì chuyên chế. Dân chủ là tránh cả hai thái cực, và tránh như thế nào là tùy óc sáng tạo của mỗi dân tộc. Dân tộc ta có văn hóa Phật giáo, văn hóa ấy phản ánh hình ảnh của đức Phật trước giờ chứng ngộ. Phật từ bỏ lối tu ép xác, nhận bát sữa cúng dường của cô gái chăn cừu, xuống sông tắm, rồi lên ngồi dưới cây bồ đề. Bát sữa đã giúp Ngài tĩnh tọa cho đến khi Ngài chứng ngộ chân lý. Sau này, có lần Phật nói với một người đang đói hãy đi ăn cho hết đói rồi Ngài mới giảng cho. Trong lý thuyết, cũng như trong tu tập, đạo Phật không bao giờ cực đoan, trung đạo là con đường Phật dạy do chính kinh nghiệm chứng ngộ của Ngài. Trung đạo của Phật giáo, đó cũng chính là nền tảng của dân chủ.

Tôi vừa nói xong công bằng và dân chủ. Điểm cuối trong chủ đề của “Ngày Phật Đản của LHQ” 2008 là xã hội dân sự. Tôi sẽ trình bày điểm này trong phần thứ ba và cũng là phần cuối của buổi nói chuyện hôm nay.



Điểm thứ ba: Phật giáo Việt Nam lớn mạnh

Chúng ta đang lớn mạnh, không phải chỉ vì số chùa chiền được xây nhiều, xây to hơn. Nếu như vậy mà lớn, thì đó là lớn vỏ, lớn xác, không lớn cái hồn. Chúng ta đang lớn, kể cả phần hồn, và khí thế ngày hôm nay chứng minh sự xác quyết đó.

Phật Giáo chúng ta lớn trong xã hội nào? Không phải trong xã hội chính trị mà ta không ham. Chúng ta lớn trong xã hội dân sự. Xã hội chính trị là xã hội quyền lực. Xã hội dân sự là xã hội của dân gian. Phật giáo không làm chính trị và không bao giờ muốn dính dáng đến chính trị với nghĩa quyền lực. Phật giáo chỉ muốn sống với dân. Giữa xã hội chính trị và xã hội dân sự, đường phân chia rạch ròi hay không là tùy theo chế độ chính trị của mỗi nước. Ở nước ta, đường phân chia đó không rạch ròi, nhưng chắc chắn càng ngày càng sẽ rạch ròi hơn. Mặt Trận Tổ Quốc chẳng hạn là cơ quan của xã hội chính trị, nhưng có trách nhiệm quan hệ với xã hội dân sự. Ở đây, chúng ta không đề cập đến vấn đề trọng đại này. Ở đây, chúng ta chỉ muốn nói: dù có MTTQ hay không, Phật giáo chỉ có một con đường duy nhất thôi là trung thành với Nhà nước Việt Nam, phụng sự dân chúng. Có hay không có MTTQ, nhiệm vụ của Phật giáo bao giờ cũng vẫn thế: phát triển văn hóa dân tộc, chấn hưng đạo đức, làm nhẹ nỗi khổ của cô quả, nghèo đói, bệnh tật.

Thế nào là văn hóa dân tộc? Thế nào là đạo đức dân tộc? Để cho các nhà học giả thông thái tranh luận với nhau, chúng ta chỉ cần nói với họ thế này: điều gì mà chỉ cần bật ra một tiếng là dân gian hiểu ngay và nhận ra ngay rằng đó là tư tưởng của chính mình, dù là người dân ít học nhất, điều ấy nằm trong văn hóa của dân tộc, đạo đức của dân tộc. Điều gì vậy? Một ví dụ thôi: ba chữ tham sân si. Nói ra, ai cũng hiểu, ai cũng nhận, ai cũng nghĩ là chân lý. Khi nãy, tôi có nhắc đến bài kinh “Ngọn lửa”. Lửa gì đang đốt cháy thế giới? Lửa chiến tranh, lửa hận thù, lửa bạo lực, lửa cuồng tín, lửa tiêu thụ chủ nghĩa. Dân ta nói gọn: lửa tham sân si. Là vì tư tưởng ấy của Phật giáo đã thấm sâu vào đầu của dân! Cái gì cắt nghĩa tham nhũng, cái gì cắt nghĩa tình trạng giàu nghèo chênh lệch tàn bạo hiện nay, cái gì cắt nghĩa những cản trở trong phát triển? Dân ta nói gọn: tham sân si.

Vậy thì Phật giáo làm gì? Đời đời kiếp kiếp làm mỗi cái chuyện dẹp lửa ấy mà thôi. Dẹp lửa ấy trong lòng chính mình. Dẹp lửa ấy trong vòng nội bộ. Dẹp lửa ấy trong lòng xã hội.

Chúng ta làm công việc ấy càng độc lập càng tốt. Chính quyền càng nên ủng hộ chúng tôi độc lập. Bởi vì chúng tôi không có tham vọng chính trị. Bởi vì chúng tôi không nhận lệnh từ một thánh địa quyền lực nào. Độc lập, chúng tôi sẽ giải quyết được những mâu thuẫn nội bộ. Can thiệp, lửa tham sân si từ bên ngoài càng bén vào mâu thuẫn giữa chúng tôi, không có lợi cho chính quyền, cũng không có lợi cho xã hội. Chúng tôi tốt thì chính quyền tốt, xã hội tốt. Chúng tôi xấu thì cả đất nước này sẽ mất phần hồn.

Trong Phật giáo có một tín ngưỡng cũng đã thấm vào ngôn ngữ và tư tưởng của dân gian: tin có hộ pháp. Hộ pháp bảo vệ cho chùa. Hộ pháp bảo vệ cho chánh pháp. Hộ pháp bảo vệ cho những nơi chốn linh thiêng. Đứng trong xã hội dân sự, Phật giáo là hộ pháp của Nhà nước để Nhà nước thực sự xứng đáng là Nhà nước của dân. Trong lịch sử đã thế, ngày nay lại càng phải thế. Một nhà lãnh dạo có tầm cỡ lớn sẽ không nhìn Phật giáo như bất cứ đoàn thể quần chúng nào. Phật giáo không phải là một doàn thể, lại càng không phải là một phong trào. Phật giáo là hộ pháp của Nhà nước, một Nhà nước hết lòng lo cho dân. Phật giáo làm nhiệm vụ mà Bình Ngô Đại Cáo đặt ngay nơi câu đầu tiên: nhiệm vụ an dân, “việc nhân nghĩa cốt ở an dân”. “Quốc thái dân an” là nhiệm vụ của Phật giáo từ những bước đầu của lịch sử. Hôm nay, chúng ta đi trong ánh nến từ Diệu Đế đến Từ Đàm là để nhắc nhở cho tất cả và cho chính chúng ta nhiệm vụ thiêng liêng đó. Chúng ta là hộ pháp. Chúng ta phải hiểu chúng ta là như thế để đừng làm nhục vai trò đó của tổ tiên.

Và như vậy, chúng ta, hôm nay, hãy cùng với chính quyền, hãy cùng với chính quyền, tay trong tay, tay trong tay, ăn mừng “Ngày Phật Đản của LHQ” 2008.
http://www.viet-studies.info/CaoHuyThuan_PhatDan2008.htm

Ý NGHĨA NGÀY PHẬT ĐẢN

Ý NGHĨA NGÀY PHẬT ĐẢN

Mùa Phật Đản năm nay lại về trong niềm vui của mọi người dân Việt đang sống lưu vong nơi đất khách quê người, cách xa quê nhà cả nửa vòng trái đất. Hơn hai triệu người Việt hiện ở tạm dung trên các nước thuộc Âu-Châu, Úc-Châu, Mỹ Châu đang nỗ lực tổ chức ngày “Đại Lễ Phật Đản”để hòa nhịp với niềm vui chung của nhân loại trong mùa Phật Đản năm nay.

Nhân dịp ngày Đại Lễ Phật Đản, tôi cũng xin ghi lại để cống hiến quý đồng bào Phật Tử bốn phương cùng tìm hiểu về “Chân lý và nguồn gốc ngày Đản Sinh của Đưc Phật“ hầu lưu lại cho các thế hệ mai sau, nối gót các bậc tiền nhân, duy trì và phát huy Đạo lý cao siêu của Đức Thế Tôn, trong ánh đạo vàng đến với mọi người trên thế gian.

Phật Đản còn gọi là Quán Phật Hội (hội tắm Phật), Giáng Đản hội (hội giáng sinh) đó là nghi thức tắm Phật. Ngày Phật Đản tức là ngày Đức Phật Thích Ca ra đời.

Ngày Phật Đản hay ngày Giáng sanh của Đức Phật, tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của một tháng, thường trùng vào tháng năm dương lịch. Vesak cũng là tên của một ngày có ý nghĩa trọng đại nhất đối với hàng Phật tử khắp thế giới. Đức Phật sinh nhằm ngày rằm, tháng Vesak, vào buổi sáng, trong thành Kapilavatthu (Ca-ty-la-vệ) gần biên thùy giữa đông bắc Ấn Độ và Népan. Ấy là Thái tử Siddatha Gotama. Cha của ngài là Hoàng Đế Tịnh Phạn (Cuddhodana) họ Cồ Đàm (Gotama), và mẹ của Ngài là hoàng hậu Ma Gia (Mayadevi) Ngài tên là Siddhartha Gautama. Ngài mất mẹ rất sớm. Sau khi hạ sanh Hoàng Tử được 7 ngày thì hoàng hậu thăng hà.

Thái tử sanh ra là một đại hạnh, đại phúc, cho tất cả chúng sanh. Dĩ nhiên, đã là Hoàng tử, Ngài sống một cuộc đời vô cùng sung sướng trong cung điện nguy nga, nào biết gì đến cảnh thực ngoài đời. Nhưng ngày qua tháng lại lần lần trong tâm Ngài tự phát giác sự thật.

Khi Ngài giác ngộ được rằng vạn vật là vô thường, có rồi không, thành rồi bại, có sinh có tử, có già có bệnh. Rằng bao nhiêu vinh hoa, phú quý, khoái lạc vật chất dẫy đầy trước mắt chẳng qua là một bã hư vô, Ngài mới nhất định xuất gia, bỏ hẳn thế sự, để đi tìm đâu là sự thật, đâu là tịnh lạc. Năm ấy được 29 tuổi, Ngài từ bỏ cung điện nguy nga và những sa hoa vật chất của một vị Hoàng tử, không phải vì thắc mắc băn khoăn riêng cho Ngài, mà chính vì cảnh đau khổ trầm luân của kẻ khác.

Lần từ biệt ra đi của Ngài đã giũ sạch nợ trần, để đi tìm một con đường giải thoát cho nhân loại. Suốt sáu năm trời, Ngài hãm thân vào cuộc đời khổ hạnh, hy sinh, chịu đựng muôn ngàn đau khổ với một tấm lòng sắt đá, kiên trì, với một niềm tin vô biên và luôn luôn xả thân để phụng sự. Đây là cuộc đời phấn đấu mà sức phàm khó lòng chịu nổi.

Rồi một hôm tĩnh tọa trên mớ cỏ khô dưới cội bồ-đề, tại Bồ-Đề Đạo-Tràng (Buddhagaya), Ngài tự nguyện: “Dù rằng thịt ta phải nát, xương phải tan, hơi phải mòn, máu phải cạn, ta quyết ngồi nơi này đến khi được hoàn toàn đắc quả vô thượng”. Vào ngày rằm, tháng Vesak, Ngài đắc quả Chánh Đẳng, Chánh Giác. Quả này là kết tinh cuối cùng của một lòng tự tin, tự lực, tự giác, chớ không phải nhờ ở một quyền lực siêu nhiên nào giúp đỡ. Ngài đã diệt được bao điều chi phối của ngoại cảnh đối với thân tâm để trở thành thanh tịnh chứng pháp, lãnh hội rõ ràng chân tánh của một sự vật: Ngài đã là Toàn Giác, Ngài đã thành Phật. Lúc bấy giờ Ngài 35 tuổi. Từ đây người ta gọi Ngài là Đức Phật Cồ Đàm (Gotama), một vị Phật trong trường chi vô lượng Phật quá khứ và vị lai.

Như vậy thì lễ Visak không những là kỷ niệm ngày giáng sinh mà cũng là ngày đắc đạo của Đức Phật. Khi đã được hoàn toàn sáng suốt và đắc quả Chánh Đảng, Chánh Giác rồi, Ngài gia tâm đi hoằng hoá pháp mầu để rọi sáng dẫn dắt kẻ khác. Được hoàn toàn giải thoát, Ngài gia tâm giải thoát chúng sanh bằng một lối đường Trung Đạo. “Mở rộng cửa chân lý cho những ai muốn tìm chân lý; rót thẳng niềm tin tưởng vào tai những ai muốn tìm tin tưởng.” Đó là câu bất hủ mà ngài đã thốt ra lần đầu tiên, khi bắt đầu sứ mạng hoằng dương đạo pháp của Ngài.

Đầu tiên Ngài lập ra Giáo Hội Tăng Già chỉ gồm có năm vị Thanh Tịnh Pháp Sư, đó là 5 anh em Kiều Trần Như. Đây là hột giống đầu tiên hết sức nhỏ bé mà Ngài đã gieo, để rồi về sau này nở muôn ngàn đầy khắp bốn phương: Là Giáo Hội Tăng Già ngày nay, khắp thế giới, một hệ thống tổ chức thật sự dân chủ xưa nhất trong lịch sử nhân loại. Khi rải các đệ tử đi hoằng hóa Giáo Pháp trong thiên hạ, Ngài gửi lời khuyên nhủ chư tăng như sau: “Hỡi chư Tỳ-Kheo, các con hãy mạnh dạn ra đi, đi vì ích lợi cho chúng sanh, đi vì hạnh phúc an vui cho nhân quần, xã hội, đi vì thương xót nhân loại. Các con hãy đi khắp chốn, ban bố giảng dậy Pháp này là diệu Pháp hoàn toàn. Các con hãy nêu cao đời sống Thánh Đức khiết thanh, luôn luôn hoàn toàn và trong sạch.”

Riêng phần Ngài, là hóa thân của Đức Độ cao siêu, trí tuệ luôn luôn sáng suốt, đầy lòng nhân đạo, từ bi, bác ái, hy sinh không bờ bến, đêm nghỉ chỉ một giờ. Trong năm mười hai tháng, hết tám tháng Ngài dãi dầu phong sương khắp chốn, không quản gì thân. Ngài tế độ chúng sanh như vậy suốt bốn mươi lăm năm trường.

Một hôm, khi cảm thấy sức đã kiệt, ngày lâm chung sắp đến, Ngài gọi tất cả đệ tử về và nói: “Kiếp sống thật là ngắn ngủi; Thầy nay tuổi đã già. Thầy sắp xa lìa các con! Từ lâu vẫn nương tựa nơi Thầy. Các con hãy cố gắng chuyên cần tinh tấn, hãy kỹ càng thận trọng và luôn luôn giữ một lòng đạo đức cao cả, với những tư tưởng trong sạch siêu mẫn, các con hãy giữ gìn bản tâm cho chu đáo. Nhờ tôn chỉ và kỷ luật này, với một đời sống tích cực hoạt động đạo đức, các con sẽ được thoát khỏi vòng sinh tử, tử sanh và chấm dứt được phiền não, đau khổ. Vạn vật cấu tạo là nhứt dán, là vô thường. Các con hãy cố gắng lên!.

Năm ấy Đức Phật tám mươi tuổi thọ. Ngài trở về Kusinara, là một làng nhỏ bé xa xôi, nơi đây êm ái và an tịnh. Ngài tịch diệt, thân nằm giữa hai cây long thọ (Sala), hôm ấy đúng ngày rằm vào tháng Vesak. Như thế Vesak là ngày kỷ niệm gồm ba: Giáng sanh, Thành Đạo, và Tịch Diệt của Đức Phật. Ngày nay Phật tử khắp hoàn cầu cử hành cuộc lễ gồm ba ấy với một niềm tin tuyệt vời và một đạo tâm chơn thành.

Ngày nay khoa học và văn minh càng tiến bộ thì Đạo Phật càng được phát triển, vì hầu hết những khám phá trong khoa học hiện nay thì Đức Thế Tôn đã nói ra cách đây từ 2546 năm về trước, các kinh sách của Đức Phật đã để lại cho nhân loại một kho tàng quý báu. Tất cả đều dựa trên cái Tâm và Trí của thực thể con người, không ảo tưởng, không thần thoại, cũng không có cái gì là siêu hình, mê tín.

H.G. Wells, là một học giả người Anh đã viết: “Đức Phật là một nhân vật vô cùng giản dị, có Tâm Đạo nhiệt thành, tự lực một mình phấn đấu cho ánh sáng tươi đẹp, một con người sống, chứ không phải là một nhân vật của thần thoại, huyền bí, bên sau cái bề ngoài hơi ly kỳ thần thoại mà người đời hay gán cho ngài, tôi chỉ thấy rõ một con người như bao nhiêu vị Giáo Chủ khác. Ngài cũng truyền lại một tuyên ngôn, một hệ thống giáo lý rộng rãi khả dĩ thích hợp cho khắp loài người. Bao nhiêu ý niệm văn minh của ta ngày nay cũng hòa hợp được với giáo lý ấy. Ngài dậy rằng tất cả cái bất hạnh và phiền não của ta là do lòng ích kỷ mà ra, Ngài đã nhất định không sống riêng cho Ngài mà phải sống cho kẻ khác, từ đó Ngài sống một cuộc đời siêu nhân trên tất cả mọi người. Xuyên qua trăm, ngàn ngôn ngữ khác nhau.

Đức Phật đã dậy đức từ bi, hỷ xả gần 600 năm trước chúa Giesu ra đời. Đứng một phương diện nào đó mà nói, ta có thể cho rằng giữa ta là người Âu và đòi hỏi nhu cầu Tâm và Trí của chúng ta, với Đức Phật có nhiều chỗ giống nhau vậy. Đối với đời sống thực tại của ta cũng như đối với vấn đề trường tồn bất hoại của kiếp ta, Đức Phật đã tỏ ra biết trước.

Thực vậy, Đức Phật đã nói:

Ta là Phật đã thành,
Các ngươi là Phật sẽ thành.

Vậy mọi người trên thế gian này, nếu có tâm đạo, có ý chí quyết tâm, tu thân, tích đức, loại trừ cái tham, sân, si mà đi theo con đường Đức Phật đã vạch ra, thì cũng sẽ thành Phật, không phải như các huyền thoại khác lấy tôn giáo thần thánh hóa cá nhân để mê hoặc con người đi tìm một ảo tưởng vô hình. Đức Phật nói đúng, vì chính Phật cũng là một người như ta, nhưng Ngài đã vượt ra ngoài cái khuôn khổ của loài người để đi tìm lấy một chân lý tối thượng hầu truyền lại cho con người đi theo con đường Chân, Thiện, Mỹ để tiêu diệt cái “Tâm độc ác, cái Trí ngu muội”, trên trần gian, đem đến cho mọi người được thân tâm an lạc, thanh bình, thịnh vượng, hạnh phúc và có trí sáng tạo.

Ông Bertrand Russell, một học giả triết gia hiện kim người Anh có nói: “Đức Phật rõ là một nhân vật chủ trương thuyết phi thiên cách cao thâm nhất từ cổ chí kim vậy”. Tựu theo giáo lý cuả Đức Phật Ông Thomas Paine, một học giả uyên thâm khác đã viết theo lời Phật dậy: “Thế giới là nhà ta, nhân loại là anh em ruột già ta, và vi thiện là đạo ta”. Từ hơn hai ngàn năm trăm năm về trước Đức Phật há chẳng nói: “Chớ nên làm ác, hãy làm lành, cố gắng lên, cố gắng làm cho tâm ngày càng trong sạch”. Đó là điều mà Đức Phật dạy chúng ta phải làm, chỉ có bấy nhiêu. Và chỉ nhờ có bấy nhiêu mà ta sẽ diệt đươc ba nạn là: Tham ái, sân hận, và si mê.

Để kỷ niệm ngày Đức Phật giáng trần và cũng là ngày đắc Đạo sau sáu năm khổ hạnh và 49 ngày tịnh toạ trên mớ cỏ khô dưới cội Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng (Buddagaya). Hàng năm cứ gần đến ngày rằm tháng tư âm lịch là toàn thể các tín đồ Phật giáo thuộc các giáo hội trên khắp thế giới nao nức tổ chức kỷ niệm ngày đản sanh. Tại Hoa Kỳ các Chùa, Viện thuộc Bắc Tông, Nam Tông hay Đại thừa và Tiểu thừa, Mật Tông, hay Thiền Tông đều tổ chức trọng thể và trang nghiêm. Để nhắc nhở người con Phật ôn lại những răn dậy tinh hoa của Đức Thế Tôn, làm kim chỉ nam cho đời sống hiện tại cho mỗi người trên trần gian.

Mặt khác, tưởng cũng nên nhìn lại lịch sử ta thấy bao nhiêu bạo lực độc ác của các đế quốc tàn bạo để nô lệ hóa con người, nhưng tất cả đã lần lượt tiêu tan theo thời gian ngắn ngủi. Chỉ có giáo lý cuả Đức Phật là còn tồn tại mãi mãi, bất diệt nơi tâm hồn của hàng triệu, triệu người Phật Tử nói riêng và nhân loại nói chung mỗi ngày một phát triển trên khắp năm châu. Tôi tin rằng giáo lý của Đức Thế Tôn đã và sẽ được phát triển tột đỉnh trong lòng các dân tộc văn minh Tây Phương./-
http://www.thuvienhoasen.org/tmd-tongiaovadantoc2-06.htm