Sunday, April 26, 2009

Lễ Phật Đản

Lễ Phật Đản
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Ngày hội Vesak Singapore

Phật Đản (zh. 佛誕; sa. Vaisakha; p. Visakha) là ngày kỷ niệm Đức Phật đản sanh tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm. Theo truyền thống Phật giáo Đông Á ngày này chỉ là ngày kỉ niệm Phật đản sanh; tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn). Trước năm 1959 các nước Đông Á, thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch[1]. Nhưng Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo, Tích Lan, 25 tháng 5 đến 8 tháng 6 năm 1950, 26 nước là thành viên thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch[2].
Mục lục
[ẩn]

* 1 Lịch sử
* 2 Ý nghĩa và tầm quan trọng
* 3 Tại Ấn Độ
* 4 Tại Trung Hoa
* 5 Tại Thái Lan
* 6 Tại Sri Lanka
* 7 Tại Hàn Quốc
* 8 Tại Việt Nam
* 9 Chú thích
* 10 Xem thêm
* 11 Liên kết ngoài

[sửa] Lịch sử

Phật Đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hằng năm bởi cả hai truyền thống nam và bắc tông. Ngày nay người ta thương biết đến Phật Đản qua tên gọi Vesak. Vesak là tiếng Sinhala có thể được đọc trại ra từ Vaishākha trong tiếng Pali, là tên gọi của tháng Hai lịch pháp Ấn Độ giáo. Ở Ấn Độ, Bangladesh và Nepal, Vesak còn được gọi là Visakah Puja (lễ hội Visakah), Buddha Purnima (?) hay Buddha Jayanti (?); Thái Lan gọi là Visakha Bucha; Indonesia gọi là Waisak; Tây Tạng gọi là Saga Daw; Lào gọi là Vixakha Bouxa và Myanma gọi là Ka-sone-la-pyae (nghĩa là Ngày rằm tháng Kasone, cũng là tháng thứ hai trong lịch Myanma).

Ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 nước, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật, Đại Hội đồng Liên Hợp quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hợp quốc, những họat động kỷ niệm sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi.


[sửa] Ý nghĩa và tầm quan trọng

Phật Đản là ngày lễ quốc gia của nhiều nước Á Châu như Sri Lanka, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Hồng Kông, Việt Nam,...

và Đài Loan...

[sửa] Tại Ấn Độ

[sửa] Tại Trung Hoa

[sửa] Tại Thái Lan

[sửa] Tại Sri Lanka

[sửa] Tại Hàn Quốc

Xung đột giữa Phật giáo đồ và chính quyền của Tổng thống Lee Myung-bak đang leo thang khi các Phật tử tố cáo công khai một loạt các biện pháp phân biệt đối xử chống lại Phật giáo.



Phật giáo đồ khẳng định rằng họ đang bị đối xử “bất kính” bởi tổng tống là người Ki-tô giáo. Biến cố mới nhất xảy ra hôm thứ ba vừa qua khi cảnh sát khám xét một chiếc ô tô của lãnh đạo Phật giáo.

Hòa thượng Jigwan, Chủ tịch điều hành của Hội Phật giáo Jogye trên đường đến một cuộc mít-ting thì bị cảnh sát dừng xe tại cổng chùa Jogye ở trung tâm thủ đô Seoul vào khoảng 4 giờ chiều. Ngôi chùa đang bị cảnh sát theo dõi kỹ càng kể từ ngày 6/7, khi 6 nhà tổ chức biểu tình chống thịt bò Mỹ tỵ nạn trong chùa để tránh bị cảnh sát bắt giữ.

“Khi Hòa thượng Jigwan hạ thấp cửa kính của xe ô tô và nhìn ra ngoài để cảnh sát nhận diện, một sĩ quan cảnh sát nói ‘Chúng tôi cần điều tra đầy đủ’ và tìm kiếm khắp xe, mở cả cốp xe, Sư Seungwon, phát ngôn viên của Hội nói.

Khoảng 70 thành viên của Hội đã đến đồn cảnh sát Jongno vào buổi tối cùng ngày để phản đối, và trưởng đồn đã phải xin lỗi. Cảnh sát trưởng đô thị Seoul Kim Suk-ki cũng cố gặp Hòa thượng Jigwan để xin lỗi, nhưng đã bị từ chối.

“Theo pháp luật, cảnh sát có quyền điều tra và bắt giữ người phạm tội bị bắt quả tang, hoặc có hành vi chuẩn bị phạm tội. Biến cố này cho thấy cảnh sát coi chủ tịch điều hành của Hội, người đại diện cho 20 triệu Phật tử Hàn Quốc, là tội phạm hoặc sẽ là tội phạm, phát ngôn viên nói.

Các Phật tử yêu cầu những người có trách nhiệm liên quan đến biến cố phải bị trừng phạt, Tổng trưởng cảnh sát quốc gia Eo Cheong-soo nên từ chức, và rút toàn bộ cảnh sát khỏi khu vực xung quanh chùa.

Đây không phải là lần đầu tiên các Phật tử biểu tình chống lại chính phủ của tổng thống Lee vì sự đối xử “xa cách” này.

Trong tháng 6, mọi người đã phát hiện ra trong bản đồ thông tin giao thông do Bộ Đất đai, Vận tải và hàng hải không có địa chỉ các ngôi chùa trên toàn quốc. Vì sự biểu tình của Phật tử, Bộ trưởng Chung Jong-hwan đã phải xin lỗi.

Vài ngày sau, người ta cũng phát hiện ra bản đồ suối Cheonggye Stream, nơi mang tính biểu tượng nhất cho thành tựu của ông Lee khi còn là thị trưởng Seoul, cũng không có các chùa.

Cùng lúc đó, tổng trưởng cảnh sát quốc gia Eo đã xuất hiện trong một áp phích khuếch trương một sự kiện Ki-tô giáo cho cảnh sát, đổ thêm dầu vào lửa phản ứng của Phật tử chống lại chính quyền có thái độ ủng hộ Ki-tô giáo.

Nhóm Phật tử khẳng định chính phủ tổng thống Lee phân biệt đối xử chống lại Phật giáo. Vì vậy mà tuần trước, thủ tướng Han Seung-soo đã tới gặp Hòa thượng Jigwan và nói rằng chính quyền không thiên vị hay phân biệt đối xử với một tôn giáo nào cả.

“Việc khám xét Hòa thượng Jigwan cho thấy lời cam kết của Thủ tướng chẳng có giá trị gì. Nó cũng cho thấy cảnh sát đã đàn áp người dân như thế nào. Chúng tôi tin rằng trường hợp này đã cho thấy chính quyền tổng thống Lee đã bất kính với lịch sử 1.700 năm Phật giáo Hàn Quốc như thế nào, phát ngôn viên nói.

[sửa] Tại Việt Nam

Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 được tổ chức ở Việt Nam, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia từ ngày 13 đến 17 tháng 5, tức ngày 9 đến 13 tháng 4 âm lịch[3]
Lễ phật đản năm 2008 tại Sa Đéc

Đề tài của đại lễ Phật Đản VESAK 2008[4]: Tam Hợp trên cơ sở Tình Thương, Hòa Bình và Hòa Hợp

1. Sự cống hiến của Phật giáo trong việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh
2. Sự thay đổi khí hậu toàn cầu
3. Những mâu thuẫn trong gia đình
4. Chiến tranh và hàn gắn
5. Những thay đổi của xã hội
6. Giáo dục của Phật giáo
7. Phật giáo nhập thế
8. Phật giáo trong giai đoạn kỹ thuật số

[sửa] Chú thích

1. ^ Some countries have opted to celebrate on the first full moon (May 1) based on the resolution passed at Conference of the World Fellowship of Buddhists in 1950, whereas others have chosen to do so on the second full moon day (May 31), based on the traditional Chinese calendar. The decision to agree to celebrate Vesak as the Buddha’s birthday was formalized at the first Conference of the World Fellowship of Buddhists (W.F.B.) held in Sri Lanka in 1950, although festivals at this time in the Buddhist world are a centuries-old tradition. What is Veska
2. ^ That this Conference of the World Fellowship of Buddhists, while recording its appreciation of the gracious act of His Majesty, the Maharaja of Nepal in making the full-moon day of Vesak a Public Holiday in Nepal, earnestly requests the Heads of Governments of all countries in which large or small number of Buddhists are to be found, to take steps to make the full-moon day in the month of May a Public Holiday in honour of the Buddha, who is universally acclaimed as one of the greatest benefactors of Humanity. Veska
3. ^ Tổng duyệt Đại lễ Phật đản VESAK 2008
4. ^ Vesak 2008 - Đại lễ lớn nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam

[sửa] Xem thêm

* Sự kiện Phật Đản, 1963

[sửa] Liên kết ngoài

* Đại lễ Phật Đản: Ngày lễ hội tôn giáo của thế giới
* Sẽ có lễ Phật đản lớn nhất từ trước tới nay
* Thông điệp của Tổng Thư ký Liên Hợp quốc
* Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2008 tại Thừa Thiên - Huế


Bài này là bài sơ thảo trong lĩnh vực Phật giáo. Bạn có thể hoàn thiện bằng cách viết bổ sung vào đây. (Xin xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài.)
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Hàn Quốc |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán
Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%85_Ph%E1%BA%ADt_%C4%90%E1%BA%A3n”
Thể loại: Sơ thảo Phật giáo | Lễ hội Phật giáo
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%85_Ph%E1%BA%ADt_%C4%90%E1%BA%A3n

No comments:

Post a Comment